Ba nhà khoa học được chọn trao giải thưởng Tạ Quang Bửu 2020

Nghiên cứu của ba nhà khoa học được thực hiện tại Việt Nam thuộc các lĩnh vực khoa học y dược, toán học và vật lý, đã công bố trên các tạp chí quốc tế xuất sắc.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt đề xuất trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020 cho ba nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Giải thưởng. Trong đó, PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan, Đại học Y dược TP.HCM, lĩnh vực y dược; PGS.TS Phạm Tiến Sơn, Đại học Đà Lạt, lĩnh vực toán học. TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu, Đại học Tôn Đức Thắng, lĩnh vực vật lý.


Ba nhà khoa học được chọn trao giải: (từ trái qua: PGS  Phạm Tiến Sơn, PGS.Vương Thị Ngọc Lan, TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu). (Ảnh: Nafosted).

Nghiên cứu của PGS Vương Thị Ngọc Lan về thụ tinh trong ống nghiệm. Trong các trường hợp phụ nữ thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), chuyển phôi đông lạnh được xem là cho kết quả có thai sinh sống cao hơn so với chuyển phôi tươi ở các trường hợp vô sinh bị hội chứng buồng trứng đa nang. Chúng ta chưa biết được liệu chuyển phôi đông lạnh có thể cho kết quả tương tự ở phụ nữ vô sinh không bị hội chứng đa nang.

Nghiên cứu đi đến kết luận, đối với phụ nữ vô sinh không có hội chứng buồng trứng đa nang, khi thực hiện IVF, chuyển phôi đông lạnh không làm tăng có ý nghĩa tỉ lệ thai diễn tiến hay tỉ lệ sinh sống so với chuyển phôi tươi.

Ở lĩnh vực toán học, PGS.TS Phạm Tiến Sơn nghiên cứu một vấn đề cơ bản đó là bài toán tối ưu nửa đại số: tìm giá trị nhỏ nhất của một hàm đa thức trên một tập nửa đại số (là tập được xác định bởi các phương trình và bất phương trình đa thức).

Dựa vào các kết quả nghiên cứu, chứng tỏ nghiệm tối ưu của hầu hết các bài toán tối ưu đa thức hoàn toàn được xác định bằng cách giải một số hữu hạn các bài toán quy hoạch nửa xác định.

Nghiên cứu của TS Nguyễn Trương Thanh Hiếu cho thấy hướng tiếp cận điện môi có thể xác định quãng đường tự do không đàn hồi của điện tử trong vật liệu với độ chính xác tương đương với các tính toán từ những nguyên lý đầu trong phép xấp xỉ GW của lý thuyết hệ nhiều hạt. Hướng tiếp cận hiện tại là một lựa chọn khác cho việc tính toán thời gian sống của điện tử nóng, vốn là một đại lượng quan trọng trong động học điện tử siêu nhanh.

Các nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm nay đều công tác tại đơn vị thuộc khu vực miền Trung và miền Nam. Đây cũng là năm thứ 2, một nhà khoa học nữ trong lĩnh vực Y sinh Dược học đoạt Giải thưởng.

Lễ trao Giải thưởng dự kiến tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 tại Hà Nội.

Ba công trình lựa chọn trao giải:

1. PGS.TS Phạm Tiến Sơn (Đại học Đà Lạt) với công trình"Generic properties for semialgebraic programs" xuất bản trên SIAM Journal on Optimization.

2. PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan (Đại học Y Dược TPHCM) với công trình"IVF transfer of Fresh or Frozen embryos in women without Polycystic Ovaries" xuất bản trên tạp chí The New England Journal of Medicine.

3. TS. Nguyễn Trương Thanh Hiếu (Đại học Tôn Đức Thắng) với công trình"Low-energy electron inelastic mean free path in materials" xuất bản trên Applied Physics Letters

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News