Ba nữ khoa học gia nhận học bổng 300 triệu đồng
Đó là các nhà nữ khoa học Lê Thị Phương Quỳnh (Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên), Nghiêm Thị Hà Liên (Viện Vật lý) và Đặng Thị Phương Thảo (Đại học KHTN - ĐHQG - TP.HCM).
Học bổng ba nhà nữ khoa học nói trên đạt được nằm trong chương trình học bổng khoa học quốc gia "L’Oréal-UNESCO National Fellowship 2009” do L’Oréal Việt Nam và hợp tác với Ủy ban Quốc gia Việt Nam về UNESCO tổ chức vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học tại Việt Nam.
![]() |
Trao học bổng cho các nhà khoa học nữ Lê Thị Phương Quỳnh (Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên); Nghiêm Thị Hà Liên (Viện Vật lý) và Đặng Thị Phương Thảo (Đại học KHTN - ĐHQG - TP.HCM). |
Chương trình được tổ chức hằng năm dành cho những nhà nghiên cứu nữ trẻ tuổi trong lĩnh vực khoa học đời sống và khoa học vật liệu với học vị tiến sĩ hoặc sau tiến sĩ với mục đích hỗ trợ cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học của họ.
Được biết, ba nhà nữ khoa học được trao giải lần này là những người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu, chế tạo hạt nano vàng ứng dụng trong chẩn đoán ung thư vú; tìm ra gene gây bệnh Parkinson và nghiên cứu những biến đổi toàn cầu thông qua mô hình địa phương lưu vực sông Hồng…
![]() |
Các nữ khoa học gia ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình bằng các nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao. (Ảnh : Q.H) |
Cụ thể, TS.Lê Thị Phương Quỳnh với đề tài “Nghiên cứu những biến đổi toàn cầu thông qua vùng lưu vực sông Hồng (Việt Nam)” được hội đồng đánh giá cao về mặt khoa học và có tiềm năng ứng dụng thực tiễn lớn trong việc bảo vệ và quản lý môi trường ở Việt Nam.
Mục tiêu của đề án là nghiên cứu các tác động của biến đổi mang tính toàn cầu (biến đổi khí hậu, các tác động của con người như gia tăng dân số và đô thị hoá, phát triển công nghiệp, mở rộng canh tác nông nghiệp) tới chất lượng môi trường sống, đặc biệt là tới các chu trình sinh địa hoá của các chất dinh dưỡng.
Với mục tiêu tổng hợp các hạt nano vàng để ứng dụng trong thử nhanh cho việc chẩn đoán ung thư vú, đề tài "Nghiên cứu chế tạo hạt nano vàng ứng dụng trong chẩn đoán ung thư vú” của TS.Nghiêm Thị Hà Liên cũng được hội đồng khoa học đánh giá cao bởi ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng cao.
Tương tự, với đề án “Nghiên cứu vai trò của Protein UCH-L1 ở bệnh Parkinson trên mô hình ruồi dấm Drosophyla” cũng nhận được nhiều ý kiến đánh giá tốt bởi tính mới trong việc sử dụng ruồi dấm làm mô hình nghiên cứu cho bệnh Parkinson uch-l1.
Đánh giá về các đề án nghiên cứu của ba nhà nữ khoa học nói trên, Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu cho rằng: "Tất cả những đề án nghiên cứu đều xứng đáng được ghi nhận về sự tiến bộ trong chủ đề nghiên cứu và những đam mê mà các nhà nghiên cứu nữ đã đầu tư cho công việc của mình”.
Các công trình của những nhà khoa học nữ Việt Nam này được Hội đồng khoa học quyết định trao giải thưởng học bổng L’Oréal - UNESCO National Fellowship 2009 vào ngày 19/10, tại Hà Nội.
Được biết, hai nhà khoa học Elizabeth Blackburn và Ada Yonath vừa nhận giải Nobel Y học và Hóa học 2009 cũng đã nhận được giải thưởng khoa học quốc tế L’oreal – UNESCO năm 2008 vừa qua.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
