Ba yếu tố khiến bão Yagi có sức phá huỷ kinh hoàng

Cường độ bão khi vào đất liền mạnh nhất trong 30 năm qua, thời gian quần thảo lâu, vùng bão đi qua có địa hình khá bằng phẳng, đông dân cư là những yếu tố khiến bão Yagi có sức tàn phá kinh hoàng.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, Yagi là cơn bão rất đặc biệt, mạnh nhất trên Biển Đông trong ít nhất 30 năm qua. Hình thành từ một áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, mạnh lên thành bão vào đêm 1/9, đi vào Biển Đông sáng 3/9, Yagi tăng cấp rất nhanh.

Chỉ trong hai ngày, bão từ cấp 8 lên cấp 16, trở thành siêu bão thứ ba mạnh lên trên Biển Đông, sau cơn bão RAI năm 2021 và Bão SAOLA năm 2023. Đây cũng là cơn bão có thời gian tăng cấp nhanh nhất trên Biển Đông (8 cấp chỉ trong hai ngày).

Nếu như RAI, SAOLA không ảnh hưởng đến đất liền nước ta thì Yagi lại có sức phá huỷ kinh hoàng, nhất là tại vùng tâm bão đi qua. Tính đến sáng 8/9, thống kê sơ bộ, bão làm 14 người chết, 167 người bị thương. Thiệt hại về vật chất là vô cùng to lớn với các công trình hạ tầng bị sập, gãy đổ, hư hại, tàu chìm, khoảng 121.500ha lúa và hoa màu bị ngập trong nước.


Bãi Cháy, nơi ghi nhận gió mạnh nhất tan hoang sau bão. (Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng).

Từ hôm nay đến 11/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với hội tụ gió đi qua Bắc Bộ, mưa rất lớn còn tiếp tục ở vùng núi và trung du Bắc Bộ nước ta với thiệt hại dự báo còn tăng lên.

Theo các chuyên gia, bão Yagi có sức phá huỷ kinh hoàng nhờ 3 yếu tố là: cường độ quá mạnh, thời gian quần thảo đất liền lâu và vùng đổ bộ dịch xuống phía nam, nơi có địa hình bằng phẳng và đông dân cư.

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão vào sáng ngày 5/9, duy trì cường độ của một siêu bão mạnh cấp 16, giật cấp 18-19 trên Biển Đông trong suốt 30 giờ. Chỉ khi đi qua, đảo Hải Nam, bão mới suy yếu đi một chút.

Thời điểm đổ bộ đất liền nước ta trưa qua (7/9), khu vực Bãi Cháy (Quảng Ninh) ghi nhận gió mạnh cấp 14, giật cấp 17, là cường độ gió mạnh nhất từng ghi nhận được khi bão đổ bộ ở nước ta.


Người dân bãi cháy dọn dẹp sau khi bão đi qua. (Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng).

Khi vào đất liền, bão có đường đi khá thấp xuống phía Nam, quét qua các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội trước khi di chuyển sang Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn La và suy yếu nhanh.

Do thời gian đầu đi qua khu vực có địa hình khá bằng phẳng nên bão ít chịu ma sát và giữ được cường độ mạnh. Sau nhiều giờ quần thảo dữ dội ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Bình, bão dịch chuyển dần về Hải Dương từ tối qua với cường độ còn rất mạnh. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, một địa phương không phải ven biển ghi nhận được gió cấp 12, giật cấp 13 khi bão vào.

Vào 21 giờ 7/9, khi quét qua thủ đô Hà Nội, bão vẫn duy trì sức mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Đến 22 giờ tối qua, vùng tâm bão trên khu vực Phú Thọ, Hoà Bình với cường độ giảm xuống cấp 8-9, giật cấp 11.

Nhiều khu vực đã ghi nhận gió giật rất mạnh như đảo Cô Tô (Quảng Ninh) cấp 13, giật cấp 16; đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14; Ba Lạt (Thái Bình) cấp 9, giật cấp 12; Lục Ngạn (Bắc Giang) cấp 10, giật cấp 12.

Bão cũng đã gây mưa rất lớn ở khu vực Bắc Bộ. Chỉ trong ngày và đêm 7/9, nhiều nơi ghi nhận mưa từ 200-400mm như Vàng Danh (Quảng Ninh) 346mm, Hòn Dấu (Hải Phòng) 240mm, Phù Dực (Thái Bình) 432mm, Thượng Cát (Hà Nội) 244mm, Kỳ Sơn (Hoà Bình) 379mm, Lào Cai (Lào Cai) 346mm, Pú Dảnh (Sơn La) 349mm.

Ngoài ra, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoàn lưu bão Yagi có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa với 26 tỉnh, thành chịu tác động. Các hình thái thiên tai sau bão như lũ quét, sạt lở đất, ngập úng còn diễn biến phức tạp trong những ngày tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới

Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới

Được biết đến là một trong những hang động bí ẩn nhất thế giới, hang động pha lê (Caves crystal) luôn là sức hút lớn với các nhà khoa học thám hiểm.

Đăng ngày: 23/02/2025
Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Một chiếc thuyền máy cũ vô chủ nhô lên khỏi lớp bùn đất nứt nẻ như một tấm bia mộ khổng lồ. Văn bia của nó có thể viết: Đây là vùng nước của Hồ Mead.

Đăng ngày: 23/02/2025
Môi trường và khí hậu Trái đất thời kỳ khủng long khác biệt như thế nào so với hiện nay?

Môi trường và khí hậu Trái đất thời kỳ khủng long khác biệt như thế nào so với hiện nay?

Khí hậu trên Trái đất thường có tính thay đổi và lặp lại theo chu kỳ và do đó thế giới trong tương lai có thể sẽ có khi hậu giống như trong thời đại khủng long.

Đăng ngày: 20/02/2025
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Đăng ngày: 13/02/2025
Khí hậu Địa Trung Hải

Khí hậu Địa Trung Hải

Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Đăng ngày: 12/02/2025
Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Đăng ngày: 11/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News