Bác tin đồn về mức phóng xạ tại Việt Nam
Một loạt tin nhắn hoặc thư điện tử lan truyền ở Việt Nam với nội dung sai lạc về mức độ phóng xạ đang khiến người dân lo ngại. Các chuyên gia hạt nhân mạnh mẽ bác bỏ tin đồn này.
Hôm qua nhiều người đã nhận được tin nhắn qua hệ thống YM hoặc email của một người xưng là cháu của giáo sư Phạm Duy Hiển, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu năng lượng hạt nhân.
Nội dung thư có đoạn: "Mây phóng xạ từ Nhật đã vào Việt Nam với mức độ nhiễm rất cao, gần tới mức ảnh hưởng tới con người, Chính phủ chưa công bố ngay vì sợ mọi người hoang mang và viện cần tiến hành thêm một vài xét nghiệm".
Ngoài ra, người được cho là "giáo sư Hiển" còn tư vấn một vài cách phòng tránh như tránh ra khỏi nhà, tắm nước nóng pha muối, gửi cảnh báo cho gia đình và người thân.
Hình ảnh mô phỏng sự di chuyển của đám mây phóng xạ lúc 17h ngày 5/4. Ảnh: Bộ KH&CN.
Giáo sư Phạm Duy Hiển mạnh mẽ bác bỏ thông tin trên và cho rằng đã có người mạo danh ông. "Trên Internet hiện có nhiều thông tin bịa đặt việc mây phóng xạ tới Việt Nam. Thực tế, phóng xạ đến Việt Nam cũng bị pha loãng, không đáng ngại đến sức khỏe, người dân không nên lo lắng", giáo sư Hiển nhấn mạnh.
Tiến sĩ Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, khẳng định những tin nhắn trên không có cơ sở, gây hoang mang.
"Theo tính toán đo đạc của các trạm quan trắc trên cả nước, hàm lượng phóng xạ phát hiện nhỏ hơn hàng chục nghìn lần tiêu chuẩn cho phép và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người", tiến sĩ Tấn nhấn mạnh.
Báo cáo của tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 (Nhật Bản) của Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết từ tối 4/4, các trạm quan trắc tại Việt Nam đã phát hiện thêm loại đồng vị phóng xạ thứ ba là Cs-134 với hàm lượng rất nhỏ, thấp hàng ngàn lần so với tiêu chuẩn.
Cũng theo báo cáo của Bộ, mây phóng xạ đã phân tán rộng trong khí quyển và đi được một vòng Trái đất. Những ngày tới, tại vùng Đông Nam Á có thể vẫn ghi nhận được hạt nhân phóng xạ trong không khí với nồng độ rất thấp, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
