Bạch tuộc diễn xiếc
Các nhà khoa học chứng kiến cảnh tượng những con bạch tuộc nhặt các mảnh vỏ dừa rồi biến chúng thành nơi trú ẩn.
Bạch tuộc vừa quắp vỏ dừa vừa "chạy" rất nhanh. Ảnh: BBC.
"Tôi suýt sặc nước vì cười khi nhìn thấy cảnh tượng này lần đầu tiên. Tôi biết con bạch tuộc sẽ làm một việc gì đó khi nó tới gần hai mảnh vỏ dừa, nhưng không thể ngờ nó chộp lấy chúng rồi chạy biến", tiến sĩ Julian Finn, một nhà khoa học của Bảo tàng Victoria, Australia, kể.
Video: Youtube.
National Geographic cho biết, Finn và các đồng nghiệp đã theo dõi và quay phim 20 con bạch tuộc dừa (Amphioctopus marginatus) ở vùng biển Indonesia từ năm 1999. Họ đã chứng kiến cảnh chúng "làm xiếc" với vỏ dừa 4 lần.
Nếu chỉ có một vỏ dừa, bạch tuộc sẽ lật úp vỏ rồi chui xuống dưới. Ảnh: National Geographic.
Trong đoạn video trên, sau khi chộp vỏ dừa bằng cả 8 chi, bạch tuộc thổi bùn ra khỏi chiếc vỏ rồi vừa ôm chiếc vỏ vừa "chạy". Con vật chạy được khoảng 20 m cùng vỏ dừa.
"Tôi không thể ngờ rằng những chi mềm mại của bạch tuộc có thể giúp chúng di chuyển nhanh như nhện vậy. Đó là sự phối hợp tuyệt vời giữa các chi và giác mút của chúng", BBC dẫn lời Mark Norman, giám đốc khoa học của Bảo tàng Victoria, bình luận.
![]() |
Nhưng nếu có hai vỏ dừa, con vật sẽ cho chúng lật úp vào nhau rồi chui vào giữa. Ảnh: National Geographic. |
Các nhà khoa học cho rằng bạch tuộc phải "chạy" rất nhanh vì chúng rất dễ bị tấn công trong lúc quắp vỏ dừa. Nếu chỉ tìm thấy một vỏ, bạch tuộc sẽ lật úp vỏ rồi lẩn trốn bên dưới. Nhưng khi có hai vỏ, nó sẽ chui vào một vỏ rồi úp vỏ kia lên. Những vỏ dừa giúp bảo vệ bạch tuộc ở những vùng đáy biển có quá ít chỗ để lẩn trốn.
"Nếu chúng chỉ lẩn trốn trong bùn mà không thứ gì che chắn phía trên, những động vật săn mồi sẽ dễ dàng phát hiện chúng. Do cơ thể không có xương, bạch tuộc luôn là mồi ngon cho những con vật ăn thịt", Norman giải thích.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.
