Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Mùa hè nóng bức, ai lại không muốn đến những thiên đường nghỉ dưỡng với bờ biển cát trắng chạy dài? Thế nhưng, sự thật là cát trắng không sạch như chúng ta vẫn tưởng mà chúng chỉ là phân của cá.

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi, những cây dừa nghiêng bóng cùng gió mùa hè thổi nhẹ mát mẻ. Không còn nghi ngờ gì nữa, những nơi như vậy đều được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng lý tưởng.

Tuy vậy, trái với vẻ ngoài sáng sủa của cát trắng trên những bãi biển nhiệt đới, chúng thật sự rất dơ bẩn và phần lớn được tạo ra từ chất thải của cá. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là khi chúng ta chạy giỡn trên những bãi cát này, chúng ta đang đạp lên phân cá.

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?
Không như chúng ta tưởng tượng, cát trắng ở các bãi biển đẹp nhất trên thế giới thật ra chính là phân của loài cá mó.

Loài cá mó to lớn có màu sắc rực rỡ sống nhiều ở các rạn san hô gần bờ tại các vùng biển nhiệt đới và những bờ biển đá trên khắp thế giới. Loài cá này có hàm răng chắc khỏe, chúng rất thích ăn tảo.

Những loài tảo gây hại là một vấn đề lớn đối với sự phát triển của san hô. Tảo xuất hiện dày đặc khiến san hô không nhận được ánh sáng Mặt Trời, điều này dẫn đến sự bùng phát mạnh mẽ của vi sinh vật gây bệnh trên san hô. Cá mó giúp loại bỏ đi những trở ngại này bằng cách chọn tảo làm nguồn thức ăn chính.

Loài cá này ăn tảo rất nhanh, như những chiếc máy xúc đất. Trong một phút, nó cắn 20 lần và nuốt chửng một số lượng lớn các loài tảo sống xung quanh san hô hay những loài sinh vật gây hại khác. Sau đó, nó tiêu hóa và thải ra môi trường bên ngoài.

Hệ tiêu hóa của cá mó hoạt động rất hiệu quả, tất cả thức ăn đều được nghiền nát và thải ra ngoài là cát carbonate tinh khiết và sáng đẹp. Nhà sinh vật học biển Ling Ong đang làm việc tại Phòng nghiên cứu SWCA về Môi trường biển, cho biết những con cá mó Hawaii có thể tạo ra 362kg cát mỗi năm.

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?
Cá mó với hàm răng chắc khỏe, nhai nát tảo và thải ra cát carbonate tinh khiết. (Ảnh: burnsboxco/iStock).

“Ở những nơi như Hawaii hay các hòn đảo giữa biển, chúng ta có rất ít nguồn cát từ đất liền. Cát ở đây phần lớn có nguồn gốc từ sinh học hay các loài vật trong tự nhiên. Vì thế, nếu bạn đang bước đi trên bờ biển Hawaii, nghĩa là bạn đang bước trên phân của cá mó, của loài nhím biển hay một số loài sâu biển”, ông Ong cho biết.

Tuy vậy, không phải bãi cát nào trên thế giới cũng được hình thành từ chất thải của các loài sinh vật. Phần lớn cát được tạo thành khi đá bị phá vỡ do sự phong hóa và xói mòn kéo dài hàng ngàn năm hay thậm chí là hàng triệu năm. Tùy từng loại đá mà chúng có thời gian bị phá vỡ khác nhau.

Trước khi đến được bờ biển, đá lăn chậm rãi xuống các con sông hay suối và liên tục bị phá vỡ trên đường đi. Cát từ đá vỡ trên đất liền đổ xuống lòng đại dương rất nhiều và lâu ngày tạo thành các bãi cát dọc theo bờ biển. Riêng ở những vùng đảo nhiệt đới, quá trình này khó xảy ra và vì vậy hãy thầm cảm ơn loài cá mó vì đã tạo nên những bãi biển nhiệt đới xinh đẹp này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Các nhà khoa học đang thuần hóa cá ngừ vây xanh để có đủ nguyên liệu làm sushi

Phương pháp nuôi trồng hải sản này sẽ cho ta một nguồn cá ngừ vô tận để mà thưởng thức.

Đăng ngày: 13/07/2018
Cá mái chèo dài 5 mét bị tưởng nhầm là thủy quái

Cá mái chèo dài 5 mét bị tưởng nhầm là thủy quái

Con cá mái chèo cái đồ sộ nặng 150kg và dài bằng ba người trưởng thành sa lưới ở vùng biển phía bắc Chile, gần khu nghỉ dưỡng Iquique, Mirror hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 10/07/2018
Cận cảnh khoảnh khắc hiếm có khi các thợ lặn chơi đùa với “sát thủ đại dương”

Cận cảnh khoảnh khắc hiếm có khi các thợ lặn chơi đùa với “sát thủ đại dương”

Mới đây, hình ảnh những người thợ lặn thoải mái bơi lội và chơi đùa cùng “sát thủ đại dương” là những con cá mập đã gây sốt trên cộng đồng mạng.

Đăng ngày: 07/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News