Bài học từ Covid-19 giúp đối phó với mầm bệnh ngoài hành tinh
Các nhà khoa học cho rằng cần thận trọng trước khi mang mẫu vật ngoài hành tinh về Trái Đất vì chúng có thể chứa mầm bệnh.
Một số nhà khoa học nhận định, bài học từ việc ứng phó với Covid-19 và các dịch bệnh khác sẽ giúp thế giới chuẩn bị cho mối nguy hiểm tương tự đến từ ngoài hành tinh, Space hôm 26/2 đưa tin. NASA đang chuẩn bị cho nhiệm vụ mang mẫu đất đá từ sao Hỏa về Trái Đất để tìm dấu hiệu vi sinh vật. Nếu các mẫu này chứa sinh vật sống, có thể chúng cũng chứa mầm bệnh. Vì chưa rõ bản chất của những mầm bệnh sao Hỏa này, con người hiện không có cách nào để biết chúng sẽ phản ứng ra sao với môi trường Trái Đất.
Con người cần chuẩn bị cho tình huống mẫu vật lấy từ sao Hỏa mang mầm bệnh mới. (Ảnh: Daily Express).
Trong trường hợp tệ nhất, chúng có thể dẫn đến một đợt bùng phát dịch bệnh. Đây là lý do khiến việc nghiên cứu sự tương tác của các bệnh với môi trường rất quan trọng, theo Catharine Conley, chuyên gia từng làm việc tại Cơ quan Bảo vệ Hành tinh thuộc NASA.
"Tương tự các bệnh dịch trong lịch sử, Covid-19 là một ví dụ khác cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu rõ hậu quả khi tương tác với những môi trường mà con người ít tiếp xúc, sau đó làm lây lan thứ mà mình nhiễm phải", Conley nói.
"Với nhiệm vụ khám phá sao Hỏa, có thể các sinh vật Trái Đất mà tàu vũ trụ mang tới sẽ gây rắc rối cho cư dân ở đây trong tương lai. Còn nếu sinh vật sống trên sao Hỏa tồn tại và được mang đến Trái Đất, khả năng cao chúng sẽ tác động đến môi trường, giống như loại tảo làm ấm băng ở Greenland, hơn là trở thành mầm bệnh nguy hiểm tác động đến con người", bà bổ sung.
Tuy nhiên, nếu sinh vật trên sao Hỏa có họ với sinh vật trên Trái Đất, việc phân biệt chúng với các bệnh từ Trái Đất sẽ khó hơn, Conley nhận xét. Khi đó, giống như cách bệnh tật chuyển từ loài này sang loài khác, mầm bệnh sao Hỏa cũng có khả năng lây sang người cao hơn.
John Rummel, nhà khoa học tại Viện Tìm kiếm Sự sống Ngoài hành tinh, cho rằng Trái Đất nên chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành nhiệm vụ mang mẫu vật từ sao Hỏa về. Sự chuẩn bị này nên dựa vào những bài học thu được khi xử lý dịch Covid-19. Ví dụ, các xét nghiệm phát hiện nCoV hiện nay chưa chính xác tuyệt đối và người nhiễm có thể ủ bệnh hơn một tuần trước khi xuất hiện triệu chứng. Mầm bệnh ở Trái Đất có thể bị hạn chế khi chuyển mùa, nhưng điều này chưa chắc đã đúng với mầm bệnh ngoài hành tinh.
Rummel cho rằng nếu phát hiện sinh vật sống trong mẫu vật sao Hỏa, các chuyên gia nên tiến hành nghiên cứu trong khu cách ly, dù việc xây dựng cơ sở cách ly có thể tốn kém. Cơ sở phân tích mẫu vật như vậy cần được xây dựng trước. Nếu không, khi virus nguy hiểm như nCoV xuất hiện, các cơ sở cách ly khác có thể không kịp sẵn sàng, hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết để đảm bảo rằng chúng đến từ sao Hỏa chứ không phải mới nhiễm ở Trái Đất.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
