Bàn giao nhà vệ sinh nổi đầu tiên ở khu vực ĐBSCL

Sáng 25/5, tại thành phố Cần Thơ, Công ty Ximăng Holcim Việt Nam và Công ty Cổ phần khoa học công nghệ Petech đã tổ chức lễ nghiệm thu và bàn giao công trình Nhà vệ sinh nổi chợ nổi Cái Răng, dự án đoạt giải Ứng dụng của Giải thưởng Holcim Prize 2010 cho Ban Quản lý Dự án quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

Công trình nhà vệ sinh nổi ở Chợ nổi Cái Răng là nhà vệ sinh nổi đầu tiên được xây dựng ở chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm mục đích giải quyết nhu cầu vệ sinh cấp thiết cho cộng đồng dân cư tại khu vực chợ nổi.

Công trình có diện tích 24m2, được thiết kế thân thiện với môi trường, với tổng kinh phí xây dựng trên 250 triệu đồng, do Công ty Ximăng Holcim Việt Nam tài trợ.


Chợ nổi Cái Răng

Công trình nhà vệ sinh nổi Chợ nổi Cái Răng được trang bị đầy đủ trang thiết bị và được xây dựng theo định hướng công trình xanh, do nhóm sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, với sự tài trợ của Công ty Ximăng Holcim Việt Nam và Công ty Cổ phẩn Khoa học Công nghệ Petech.

Ông Lê Thanh Tâm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ cho biết công trình nhà vệ sinh nổi chợ Cái Răng sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho Chợ nổi Cái Răng nói riêng và và thành phố Cần Thơ nói chung.

Không chỉ thay đổi thói quen sinh hoạt của người dân, bảo vệ nguồn nước trong khu vực, công trình cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến thành phố Cần Thơ.

Từ lâu, Chợ nổi Cái Răng nổi tiếng là nút vận chuyển đường thủy quan trọng, đồng thời cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Cần Thơ.

Tuy vậy, sự phát triển này cùng với ý thức còn hạn chế của người dân về việc bảo vệ nguồn nước đã làm cho môi trường khu vực chợ nổi bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là vấn đề chất thải sinh hoạt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân mà còn làm mất đi hình ảnh đẹp vốn có của Chợ nổi Cái Răng trong lòng du khách.

Dự án Nhà vệ sinh nổi của nhóm sinh viên Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh là công trình đoạt Giải thưởng Holcim Prize năm 2011 do Công ty Holcim Việt Nam phối hợp với bảy trường đại học (Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Đại học Cần Thơ và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News