Bản hợp xướng của sóng plasma xung quanh Trái Đất

Quá trình hoạt động của các sóng plasma có thể tạo ra âm thanh lạ bao quanh Trái Đất.

Bằng cách sử dụng tàu thăm dò bay quanh Trái Đất để nghiên cứu vành đai bức xạ Van Allen, các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã nghe thấy những âm thanh kỳ lạ được tạo ra bởi sóng plasma trên bầu trời.

Vũ trụ không hoàn toàn trống rỗng, nó chứa các hạt tích điện mang năng lượng bị chi phối bởi từ trường và điện trường, hoạt động không giống bất kỳ thứ gì chúng ta nhìn thấy trên Trái Đất, theo NASA.

Ở khu vực có từ trường, như vùng không gian xung quanh Trái Đất, các hạt điện tích dao động qua lại nhờ sự chuyển động của các sóng điện từ khác nhau gọi là sóng plasma. Những sóng plasma này tạo ra tiếng ồn nhịp nhàng, được thu lại nhờ các công cụ đặc biệt.

Loại sóng plasma có ảnh hưởng lớn đến môi trường gần Trái Đất là sóng plasma huýt sáo (Whistler Wave). Những sóng này tạo ra âm thanh khác biệt nhưng di chuyển theo cách giống nhau, với cùng tính chất điện từ. Khi sét đánh xuống đất, quá trình phóng điện cũng có thể kích hoạt quá trình tạo ra sóng plasma huýt sáo.

Ở bên ngoài tầng plasma (plasmasphere), nơi các dòng plasma loãng hơn và tương đối ấm áp, sóng plasma có âm thanh giống như một đàn chim ồn ào. Loại sóng này được gọi là dàn hợp xướng (Chorus). Sóng plasma di chuyển bên trong tầng plasma phát ra âm thanh như gió thổi được gọi là sóng Hiss.

Nhờ việc tìm hiểu sự tương tác giữa các sóng và hạt trong không gian, giới khoa học có thể biết được cách thức electron tăng tốc và biến mất trong vành đai bức xạ, qua đó giúp bảo vệ các vệ tinh viễn thông trong không gian.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News