Bắn laser tìm hiểu trung tâm trái đất
Tia laser sẽ tập trung vào mục tiêu nhỏ như trên - Ảnh: NIF
Những bí mật bao phủ lõi trái đất sắp được đưa ra ánh sáng nhờ vào sự trợ giúp của tia laser mạnh nhất từ trước tới nay.
Khác hẳn những gì diễn ra trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Cuộc du hành vào lòng đất của tác giả Jules Verne, giới khoa học liên tục vấp phải nhiều trở ngại trong việc tiếp cận lõi trái đất. Kết quả là sau vài thế kỷ nghiên cứu, con người vẫn còn hết sức mù mờ về những gì đang xảy ra bên trong lòng đất sâu và hoàn toàn chẳng có khái niệm gì về lõi của các hành tinh khác thuộc hệ mặt trời. Sau nhiều nỗ lực, một số nhà khoa học tài giỏi nhất mới rút ra một số đặc điểm, như là nhiệt độ lõi trái đất lên đến 7.000 độ C, áp suất tại phần nhân lớn gấp 3,5 triệu lần so với bề mặt.
Viện National Ignition Facility tại Livemore thuộc bang California (Mỹ) đang chuẩn bị thực hiện cuộc thí nghiệm lịch sử, có thể giúp con người “thấy” được những độ sâu chưa bao giờ chạm đến mà không cần phải đào đường hầm xuyên lòng đất. Với thí nghiệm có chi phí khoảng 1,8 tỉ USD, các nhà khoa học Mỹ sẽ bắn tia laser mạnh nhất từ trước đến nay vào một điểm nhỏ hơn đầu đinh ghim nhằm tái tạo những gì đang diễn ra tại trung tâm các hành tinh và thậm chí ở các tinh cầu của vũ trụ.
Mục đích cuối cùng của nhóm khoa học tại Livermore là gây ra một phản ứng tổng hợp hạt nhân, phản ứng cung cấp năng lượng cho mặt trời, để tạo ra các trạm năng lượng cung cấp nguồn nhiên liệu xanh gần như vô tận cho con người. Tuy nhiên, trước khi đạt được mục tiêu trên, những nhà nghiên cứu sẽ sử dụng tia laser cực mạnh, tập trung nguồn năng lượng cao gấp 1.000 lần sản lượng điện của Mỹ, trong 1 phần tỉ giây để tạo một áp suất cao hơn 25 triệu lần so với áp suất trong lòng biển.
Cuộc thí nghiệm sẽ được thực hiện bên trong cơ sở có kích thước lớn gấp 3 lần sân bóng đá, trong đó, tia laser 500.000 tỉ watt sẽ di chuyển xuyên qua gần 1,6 km các thấu kính, kiếng và máy khuếch đại âm thanh. Sau đó, từ 1 tia đầu tiên, laser sẽ được tách thành 192 tia khác nhau, tất cả cùng tập trung vào phần giữa của lò phản ứng rộng 10m được phủ bằng nhôm và bê tông. Và các phản ứng tái tạo từng loại hành tinh, hoặc lõi hành tinh riêng biệt sẽ xảy ra.
Các nhà khoa học hy vọng thí nghiệm trên sẽ giúp giải mã được nhiều câu hỏi xung quanh phần trung tâm của trái đất. Các nghiên cứu gần đây bằng phương pháp địa chấn đưa ra giả thuyết rằng lõi trái đất là một tinh thể khổng lồ đơn nhất có nhiệt độ vượt bề mặt của mặt trời (trên 6.000 độ C). Mặc dù độ nóng chảy của kim loại là 1.535 độ C, áp suất cực lớn tại phần trung tâm trái đất đã giúp lõi này luôn trong tình trạng rắn.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
