Bạn nghĩ sao về cây xanh phát sáng như đèn đường?

Hãy tưởng tượng một nơi thật tối tối đến mức bạn nhắm hay mở mắt cũng như nhau bởi vì nơi đó không có ánh sáng mặt trời. Trong lúc loay hoay thì bạn nhìn thấy một ánh đèn. Tiến gần để xem cho rõ, một ánh đèn xanh thật đẹp làm bạn diệu cảm giác lo lắng xuống. Nhưng không, bạn đã lầm, con cá quỷ Anglerfish đang há to miệng chờ sẵn và ngay lập tức nuốt chửng bạn. Và đây chỉ là một phần công dụng của phát quang sinh học.

Phát quang sinh học là khả năng tự phát sáng ở một số sinh vật. Bằng cách này hay cách khác, phát quang sinh học giúp sinh vật gia tăng khả năng sinh tồn . Ví dụ như đom đóm, khả năng tỏa ánh sáng xanh giúp chúng thu hút bạn tình vào đêm hè ấm áp, nhưng chúng chỉ là một trong số các sinh vật có thể phát sáng.

Bạn nghĩ sao về cây xanh phát sáng như đèn đường?
Con cá quỷ Anglerfish đang há to miệng chờ sẵn đớp mồi

Tiếp theo là loài tôm biển sâu (Acantherphyra purpurea). Khi cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ phun ra một đám dịch phát sáng. Ai mà không bỏ chạy sau khi bị kẻ khác nôn lên người cơ chứ? Hơn nữa, chất dịch đó sẽ thu hút các thú săn mồi lớn hơn.

Vậy, nếu không thể tự phát sáng thì sao? Không sao cả! Có những cách khác để sinh vật tận dụng phát quang sinh học kể cả khi chúng không có khả năng này. Quay lại với trường hợp cá quỷ, mồi câu phát sáng trên đỉnh đầu nó thực chất là một túi da chứa vi khuẩn phát quang sinh học. Vì không thể tự phát sáng, nên cá mặt quỷ tự trang bị một túi vi khuẩn phát quang.

Còn nhớ đom đóm chứ? Đom đóm thật sự có khả năng tự phát sáng. Bên trong bụng đom đóm có hai chất hóa học là Luciferin và Luciferase. Khi hai chất này kết hợp với nhau trong điều kiện có Oxi cùng với nhiên liệu ATP của tế bào, phản ứng hóa học này sẽ giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng.

Qua nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra cách mà đom đóm tạo ra Luciferase và Luciferin, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ di truyền để tạo phản ứng sản sinh ánh sáng ở cả những sinh vật không thể phát sáng. Ví dụ, họ đã cấy ghép gen đom đóm vào cây thuốc lá. Sau khi cấy ghép thành công, cây thuốc lá phát triển kèm với khả năng phát sáng như cây thông Giáng sinh.

Bạn nghĩ sao về cây xanh phát sáng như đèn đường?
Trồng dọc đường cao tốc, những cây này có thể thắp sáng đường chỉ bằng khí ôxi và những nguồn tài nguyên sạch khác.

Khác với ánh nắng mặt trời hay ánh đèn dây tóc, phát quang sinh học không tỏa nhiệt, do đó sinh vật sẽ không bị bất kì tổn hại gì. Và khác với các que phát sáng tắt ngúm sau khi dùng hết những chất hóa học bên trong, ánh sáng sinh học sử dụng nguồn năng lượng có thể bổ sung. Đó là lý do vì sao các kỹ sư đang tiến hành phát triển cây phát quang sinh học.

Thử nghĩ xem, trồng dọc đường cao tốc, những cây này có thể thắp sáng đường chỉ bằng khí ôxi và những nguồn tài nguyên sạch khác, miễn phí và có sẵn. Điều này có thể giúp tiết kiệm rất nhiều tài nguyên và giúp hành tinh của ta tồn tại lâu hơn. Bạn có nghĩ ra cách nào khác để tận dụng ánh sáng sinh học không?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản vừa quyết định nhập khẩu... Ebola và rất nhiều virus chết người khác

Nhật Bản vừa quyết định nhập khẩu... Ebola và rất nhiều virus chết người khác

Mấy loại mầm bệnh này người ta muốn tránh xa không được, tại sao người Nhật lại nhập về?

Đăng ngày: 18/10/2019
Làm cách nào mà virus có thể nhảy từ động vật sang người?

Làm cách nào mà virus có thể nhảy từ động vật sang người?

​Động vật mắc bệnh thường không lây sang người. Nhưng khi lây sang người, sự chuyển dịch chủ thể của virus có khả năng gây ra dịch bệnh chết người.

Đăng ngày: 16/10/2019
“Heroin thảo dược

“Heroin thảo dược" - sinh kế của nông dân Indonesia

Lá cây Kratom có thể ảnh hưởng đến các thụ thể não giống như morphin. Vì thế kratom trở thành một loại thảo dược phổ biến, nhưng cũng đang bị lạm dụng như một chất ma túy

Đăng ngày: 13/10/2019
Vì sao thân cây hình trụ?

Vì sao thân cây hình trụ?

Môn hình học mách bảo chúng ta rằng diện tích của hình tròn lớn hơn bất kỳ một hình nào khác.

Đăng ngày: 13/10/2019
Mô hình toán học giúp chọn loại cây trồng để chống hạn

Mô hình toán học giúp chọn loại cây trồng để chống hạn

Theo Hydrological Processes, một nhóm toán học quốc tế đã lập được mô hình giúp xác định cách cây trồng ảnh hưởng như thế nào đến bảo tồn nguồn nước trong các điều kiện khí hậu khác nhau và trong các loại thổ nhưỡng khác nhau.

Đăng ngày: 09/10/2019
Phát hiện loài nấm cực độc ở Úc

Phát hiện loài nấm cực độc ở Úc

Nấm san hô Fungi - một loại nấm cực độc lần đầu tiên được phát hiện ở Úc, ngôi nhà tự nhiên cho những dạng sống kỳ lạ.

Đăng ngày: 07/10/2019
Phát hiện 2 cọc gỗ cổ bên sông Bạch Đằng

Phát hiện 2 cọc gỗ cổ bên sông Bạch Đằng

Hai cọc gỗ nghìn năm tuổi được người dân phát hiện khi đào vườn ở khu vực có nhiều cụm di tích gắn với chiến thắng Bạch Đằng xưa.

Đăng ngày: 07/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News