Bạn sẽ không còn ước toàn bộ gián trên thế giới tuyệt chủng nếu biết được sự thật này về chúng

Gián có lẽ là một trong những loài côn trùng bị ghét nhất Trái đất, và làm gì có ai không từng mong chúng tuyệt chủng cho rồi?

Nhanh nhẹn, thoắt ẩn thoắt hiện trong bóng tối và rác rưởi, bẩn thỉu, bền bỉ, là nỗi kinh hoàng của gần như mọi công dân ưa sạch sẽ toàn cầu, gián là "kẻ thù số 1" đối với nhiều người. Mặc cho việc bạn có giẫm chết bao nhiêu con gián đi chăng nữa, chúng sẽ vẫn hiện ra vào những thời điểm không ngờ nhất và gây nên cả một tràng nhốn nháo tại bất kỳ căn nhà, văn phòng hay quán ăn nào.

Có vài điều kinh khủng về gián mà gần như ai cũng biết. Đầu tiên, chúng có thể dài tới 5 phân, sinh tồn được nửa tiếng dưới nước, đôi khi giẫm còn không chết. Chưa kể, chúng là loài có "nết sinh hoạt" vô cùng kém vệ sinh, thường xuyên lục lọi rác và chỗ bẩn, dẫn tới việc cơ thể chúng và đặc biệt là những cái chân mang theo vô số vi khuẩn, bệnh tật.

Dù không cắn, bệnh tật và sự mất vệ sinh của chúng có thể tác động tới chúng ta qua những cách gián tiếp mà bạn không muốn hình dung.

Bạn sẽ không còn ước toàn bộ gián trên thế giới tuyệt chủng nếu biết được sự thật này về chúng
Có khoảng 4.000 loài gián khắp thế giới và gián nhà chỉ là một phần nhỏ trong số chúng.

Ngoài nỗi kinh hoàng về vệ sinh và sức khỏe, chúng còn sống dai không tưởng. Loài vật này có thể trụ lâu hơn con người trong thảm họa hạt nhân, thích ứng với đủ kiểu thời tiết và sinh sản thần tốc. Chẳng trách loài vật này đã sinh tồn suốt 300 triệu năm - so với chúng, loài người chỉ là "đám trẻ con".

Đó là chưa kể cơn ác mộng thật sự khi chúng cất cánh bay. Tóm lại, ai cũng ghét gián và không muốn động vào chúng trừ một số ít nhà khoa học hoặc những người nhận ra sự đáng yêu tiềm ẩn nào đó từ loài vật lén lút này.

Thế thì chẳng phải một thế giới không có chúng sẽ tốt đẹp hơn biết bao nhiêu sao? Không hẳn.

Ngoài việc là thức ăn cho chim và một số loài săn mồi khác, chúng có ý nghĩa nhất định trong hệ sinh thái. Như mọi động vật khác mà loài người ngứa mắt, gián có vai trò quan trọng đối với sự ổn định trên hành tinh. 

Bạn sẽ không còn ước toàn bộ gián trên thế giới tuyệt chủng nếu biết được sự thật này về chúng
Có ghét gián thì cũng không thể phủ nhận sự sống trên hành tinh này cần chúng.

Đầu tiên, xác chết của chúng là nguồn bổ sung chất hữu cơ dồi dào cho thực vật. Chưa kể, phân của gián cũng là nguồn nitơ hữu ích. Điều này càng đúng nếu bạn biết được rằng các nhà khoa học đã ước tính có tới 1-2,8 nghìn tỷ con gián trên hành tinh này, và trung bình khoảng 26.000 con trong một căn chung cư xập xệ tại Mỹ.

Mất đi nguồn dinh dưỡng khổng lồ này, thực vật của chúng ta có thể chịu mất mát lớn và suy giảm về độ phủ. Nhưng cây xanh không phải nạn nhân duy nhất. Chim và chuột phụ thuộc vào gián trong thực đơn hàng ngày. Nếu không có gián, những loài này có thể bị thiệt hại đáng kể.

Sau đó, hiệu ứng domino có thể giết chết những kẻ săn mồi ăn thịt chim và chuột, như chó sói, mèo và những con chim săn mồi lớn hơn. Cuối cùng, loài người cũng cần gián theo một cách mà bạn có thể chưa thấy trong thực tiễn, nhưng sẽ sớm thôi.

Theo Thestar, các nhà khoa học ở Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ sâu sắc trong việc tìm hiểu các loại protein được tìm thấy trong loài gián. Họ phát hiện ra rằng thuốc làm từ lũ bọ này có thể giúp chữa lành da bị tổn thương và màng ngoài của các cơ quan trong cơ thể người. Các trang trại gián thậm chí còn cung cấp protein cho gia súc.

Bạn sẽ không còn ước toàn bộ gián trên thế giới tuyệt chủng nếu biết được sự thật này về chúng
Việc toàn bộ các loài gián biến mất có thể phá hủy sự cân bằng mong manh của môi trường.

Gián, dù có vẻ kinh tởm như thế nào, vẫn giữ cho hành tinh của chúng ta được nuôi sống và đất đai của chúng ta màu mỡ. Việc toàn bộ các loài gián biến mất có thể phá hủy sự cân bằng mong manh của môi trường. Tất nhiên, nếu bạn quá căm ghét chúng thì việc "tiêu diệt" một vài con cũng chẳng vấn đề gì; một con gián cái có thể sinh sản 300-400 gián con một lúc cơ mà.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khoảnh khắc cây ăn thịt nuốt chửng chuột, đáng sợ với vũ khí săn mồi

Khoảnh khắc cây ăn thịt nuốt chửng chuột, đáng sợ với vũ khí săn mồi

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích tại sao những loài thực vật này lại phải săn bắt côn trùng, thậm chí là loài chuột để làm thức ăn sinh tồn.

Đăng ngày: 26/12/2022
Vũ khí bí mật giúp ong bắp cày đực thoát miệng ếch

Vũ khí bí mật giúp ong bắp cày đực thoát miệng ếch

Tuy không có ngòi đốt giống ong cái, ong bắp cày thợ nề đực dùng gai nhọn ở cơ quan sinh dục đốt kẻ thù để trốn thoát.

Đăng ngày: 26/12/2022
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 25/12/2022
Vân Nam - Thiên đường của hơn một nửa loài bướm ở Trung Quốc

Vân Nam - Thiên đường của hơn một nửa loài bướm ở Trung Quốc

Dữ liệu cập nhật mới cho biết có tới 1.300 loài bướm sinh sống ở tỉnh Vân Nam, chiếm 58,6% số lượng loài bướm trên khắp Trung Quốc.

Đăng ngày: 22/12/2022
Côn trùng có thể bay cao đến cỡ nào?

Côn trùng có thể bay cao đến cỡ nào?

Theo BBC Science Focus, có ba yếu tố chính giới hạn độ cao mà các loài côn trùng có cánh có thể vươn tới. Đó là mật độ không khí, nhiệt độ, sự sẵn có oxy.

Đăng ngày: 19/12/2022
Hình dạng của vi khuẩn, dạng sống cổ đại nhất hành tinh xuất hiện 3,8 tỷ năm trước

Hình dạng của vi khuẩn, dạng sống cổ đại nhất hành tinh xuất hiện 3,8 tỷ năm trước

Vi khuẩn là những dạng sống xuất hiện đầu tiên trên Trái đất từ cách đây 3,8 tỷ năm, hiện nay chúng là những sinh vật cổ đại nhất vẫn còn tồn tại quanh chúng ta.

Đăng ngày: 17/12/2022
Israel đạt đột phá về công nghệ trứng gà chỉ nở ra gà mái

Israel đạt đột phá về công nghệ trứng gà chỉ nở ra gà mái

Các nhà khoa học Israel đã đạt được một bước đột phá công nghệ đáng kể có thể giúp ngăn chặn việc tiêu hủy 7 tỉ gà trống con mỗi năm trên quy mô toàn cầu.

Đăng ngày: 16/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News