Băng dính sản xuất điện
Các nhà khoa học tại Mỹ phát minh loại pin mặt trời mỏng đến nỗi người ta có thể dán nó lên điện thoại di động, cửa sổ và nhiều thứ khác.
Xiaolin Zheng, một kỹ sư cơ khí của Đại học Stanford tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp đã chế tạo loại pin mặt trời mỏng như giấy và có độ dính, Tech News Daily đưa tin.
"Giờ đây bạn có thể dán pin mặt trời lên mũ bảo hộ, điện thoại di động, cửa sổ, các thiết bị điện tử, các mái cong, quần, áo. Nói chung bạn có thể dán nó lên mọi thứ", Zheng nói.
Một nhà nghiên cứu dán tấm pin mặt trời siêu mỏng trên danh thiếp. (Ảnh: Đại học Stanford)
Với pin mặt trời mỏng như băng dính, mục đích của nhóm Zheng là biến mọi vật dụng mà con người sử dụng hàng ngày thành công cụ sản xuất điện. Những tấm pin mặt trời trên áo có thể giúp điện thoại di động, máy chơi nhạc nạp điện ngay trong túi áo, còn pin mặt trời trên xe hơi điện sẽ giúp xe tích thêm điện cả khi chúng dừng lẫn lúc chúng chạy.
Mọi tấm pin mặt trời hiện nay đều được đặt trên một tấm đỡ cứng bằng thủy tinh hoặc sillicon. Muốn chế tạo tấm pin mỏng và dẻo, các nhà nghiên cứu phải loại bỏ tấm đỡ cứng và thay bằng tấm đỡ mềm. Nhóm của Zheng vẫn đặt pin lên một tấm sillicon cứng, nhưng phủ mạ kền lên bề mặt tấm này. Sự hiện diện của mạ kền khiến quá trình bóc tấm pin ra khỏi tấm sillicon diễn ra một cách dễ dàng.
Khi muốn dán tấm pin vào một vật, người sử dụng nhúng tấm pin vào nước ở nhiệt độ thường. Những phân tử nước lọt vào giữa lớp mạ kền và lớp sillicon nên con người có thể bóc tấm pin ra khỏi tấm sillicon rồi dán vào vật thể.
"Hiệu suất sản xuất điện của tấm pin mặt trời không hề giảm sau khi nó được bóc ra khỏi tấm đỡ. Sau đó chúng ta có thể dùng tấm đỡ để chế tạo tấm pin mặt trời khác", Zheng phát biểu.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
