Băng Nam Cực sẽ tan nhanh trong nhiều thập kỷ tới
Kết quả nghiên cứu mới được các nhà khoa học Anh, Đức và Mỹ công bố cho biết tình trạng băng tan ở Nam Cực vốn được coi là mối hiểm họa hàng đầu khiến nước biển dâng sẽ còn tiếp diễn trong nhiều thập kỷ thậm chí là thế kỷ.
>>> TP. Hồ Chí Minh sẽ bị "nhấn chìm" nếu băng 2 cực tan chảy
Công trình mới công bố trên tạp chí Khoa học tập trung nghiên cứu tại sông băng Đảo Pine ở Nam Cực, nơi mà tốc độ tan chảy của băng tăng nhanh trong vòng 20 năm qua khi mà nước biển ấm lên cùng với tình trạng nóng lên ở các đại dương.
Cảnh Vịnh Terra Nova ở Nam Cực. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Dựa trên những điều tra địa chất mới và kết quả xác định niên đại các tảng đá lộ ra do băng tan, các nhà khoa học kết luận rằng hiện tượng tương tự đã từng diễn ra hàng nghìn năm trước. Theo đó, khoảng 8.000 năm trước, các sông băng này đã từng tan chảy trong hàng chục đến hàng trăm năm, khiến độ dày của các khối băng giảm trung bình hơn 100cm mỗi năm, tương đồng với mức tan hiện nay.
Từ kết quả này, các nhà khoa học nhận định sông băng Đảo Pine đã từng trải qua thời kỳ tan nhanh ít nhất một lần trong quá khứ, và một khi bắt đầu, tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều thế kỷ.
Tháng trước, tạp chí Sự thay đổi khí hậu tự nhiên công bố một báo cáo cho biết sông băng đang tan chảy và sẽ khiến mực nước biển tăng thêm 1cm trong vòng 20 năm. Khoảng 20% lượng băng rơi rụng ở Tây Nam Cực là "tác phẩm" của các sông băng với các khối băng trôi nổi bên trên.
Trung bình trong khoảng thời gian từ 1992-2011, các sông băng này mang đi khoảng 20 tấn băng mỗi năm. Tuy nhiên, các nhà khoa học dự báo lượng băng mất mát này sẽ còn tăng thêm và có thể lên trên mức 100 tỷ tấn một năm.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
