Băng trôi khổng lồ giết chết 150.000 chim cánh cụt
Các nhà khoa học ước tính 150.000 con chim cánh cụt Adelie sống dọc theo bờ biển Nam cực đã chết sau khi một tảng băng trôi kích thước lớn hơn thành phố Rome, cô lập địa bàn sống khiến chúng bị kẹt trên cạn.
Bầy chim cánh cụt đông đảo sống trên mũi Denison ở vịnh Commonwealth từng sống ven biển gần những vùng nước mở giàu thức ăn. Tuy nhiên, vào năm 2010, một tảng băng trôi khổng lồ diện tích khoảng 2.900km2 (được đặt số hiệu B09B) mắc kẹt trong vịnh, khiến lãnh thổ sống của loài này bị tách biệt khỏi biển.
Vì vậy, bầy cánh cụt buộc phải vượt chặng đường 120km ra bờ biển để tìm cá nhưng không phải con nào cũng đủ sức đi đến hết hành trình. Nhiều cánh cụt con bị rét đến chết và cánh cụt bố mẹ thậm chí bỏ rơi trứng của chúng.
Bầy chim cánh cụt Adelie ở Nam cực. (Ảnh: Alamy).
Hành trình gian khổ này đã ảnh hưởng nặng nề đến số lượng cá thể trong bầy và khiến mật độ quần thể của chúng suy giảm nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học New South Wales của Úc thực hiện, từ năm 2011 đến nay, quần thể chim cánh cụt Adelie gồm 160.000 con đã suy giảm chỉ còn 10.000 con.
Các nhà khoa học dự đoán rằng bầy cánh cụt này có thể biến mất hoàn toàn trong 20 năm nữa nếu tảng băng trôi khổng lồ B09B này không bị tách ra. Loài cánh cụt Adelie đã được ghi nhận sống ở khu vực này hơn 100 năm, nhưng hiện nay triển vọng cho 10.000 con chim cánh cụt còn lại trên mũi Denison cũng không khả quan.
Tảng băng trôi B09B với kích thước lớn hơn cả thành phố Rome của Ý này đã trôi gần bờ biển Đông Nam cực khoảng 20 năm trước khi va phải một sông băng và kẹt luôn trong vịnh Commonwealth.
Tảng băng khổng lồ B-09B mắc kẹt trong vịnh. (Ảnh: antartica.gov.au).
Giáo sư Chris Turney của trường Đại học New South Wales cho biết: "Chúng tôi đã nhìn thấy rất nhiều xác chim cánh cụt trên mặt đất...Thật đau lòng! Những chú chim cánh cụt chúng ta thấy ở mũi Denison thật vô tư và hầu như không để ý đến sự tồn tại của bạn. Nhưng những con còn sống sót thì lại đang đấu tranh để sinh tồn. Bản thân chúng còn khó sống sót chứ đừng nói đến việc giao phối sinh sản cho thế hệ sau".
Sự tồn tại của loài cánh cụt này đang bị đe dọa do tác động của những tảng băng trôi. (Ảnh: New York Times).
Các nhà nghiên cứu nhận định trên trang Antarctic Science: "Sự xuất hiện của tảng băng trôi B09B trong vịnh Commonwealth ở Đông Nam cực và sự mở rộng diện tích băng nhanh chóng đã làm tăng đáng kể khoảng cách mà loài cánh cụt Adelie ở vịnh Denison phải di chuyển để tìm thức ăn. Chúng có thể biến mất chỉ trong 20 năm nữa trừ phi B09B trôi trở ra hay lớp băng vĩnh cửu trong vịnh bị nứt ra. Điều này khiến chúng tôi phải nghiên cứu về tác động của sự mở rộng diện tích đóng băng dọc bờ biển Đông Nam cực và của những vụ mắc kẹt những tảng băng trôi khổng lồ".

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
