Bangkok đối mặt với nguy cơ dịch bệnh lan tràn
Các chuyên gia y tế đang cảnh báo về một đợt bùng phát dịch bệnh tại Bangkok khi nước lũ dự kiến sẽ rút trong những ngày tới và chính phủ cho hay đợt lũ lụt tồi tệ gây thiệt hại trên 30 tỷ USD cho nền kinh tế Thái.
Các quan chức từ Bộ tưới tiêu hôm nay cho biết khoảng hàng tỷ m2 nước lũ đã chảy ra biển nhưng nước tiếp tục rút 11 ngày tới trước khi Bangkok khô ráo hoàn toàn.
Một vài khu vực của Bangkok và các vùng lân cận vẫn đang bị ngập lụt khi nước từ mạn bắc chảy qua thủ đô đổ ra Vịnh Thái Lan.
Trận lũ lụt, được cho là nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua, cho tới nay đã cướp đi sinh mạng của 529 người và ảnh hưởng tới 24 tỉnh, Bộ giảm nhẹ và phòng chống thiên tai Thái Lan cho biết.
Người dân có nguy cơ mắc phải dịch bệnh khi tiếp xúc với dòng nước lũ bị ô nhiễm.
Giới chức y tế đã lên tiếng cảnh báo sự xuất hiện tràn lan của bệnh dịch, thậm chí khi nước rút.
Rekha Hanvesakul, một bác sĩ tại bệnh viện BNH ở Bangkok, nói hệ thống y tế Thái Lan đang đối mặt với một phép thử lớn nhằm đối mặt với hậu quả của lũ lụt.
“Nếu ngập lụt chỉ là một hoặc 2 ngày, mọi người có thể xử lý được. Nhưng do lượng nước qua lớn và quá nhiều người đang phải sống trong nước lũ suốt một thời gian dài, dịch bệnh trở thành một vấn đề báo động”, bà nói.
Các bác sĩ đã cảnh báo mọi người, đặc biệt là phụ nữ, về những nguy hiểm của nước nhiễm khuẩn có thể dẫn tới bệnh trùng xoắn móc câu, với các triệu chứng như sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn oẹ. Các căn bệnh khác như dịch tả và các bệnh về dạ dày như thương hàn.
Cho tới nay, các bệnh ngoài da và bệnh nhiễm trùng do nấm là những căn bệnh phổ biến nhất trong lũ, với gần 100.000 trường hợp bị nấm ở chân được thông báo. Các bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng hô hấp cũng phổ biến, đặc biệt là khi nhiều nạn nhân của lũ lụt phải sống trong những trung tâm tạm trú chật chội, không có đủ điện hoặc nước sạch.
Bệnh viện BNH cũng cảnh báo mọi người về các loại rắn độc, bọ cạp và rết trong nước.
Lũ lụt đã tấn công 7 khu công nghiệp tại các tỉnh Ayutthaya và Pathum Thai ở phía bắc Bangkok, khiến các dây chuyền sản xuất ô tô điện tử, máy tính và các ngành công nghiệp chủ chốt khác bị gián đoạn nghiêm trọng.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã dành 4 tỷ USD trong ngân sách tài chính năm 2012 để đền bù cho các nạn nhân và phục vụ công tác tái thiết sau lũ.
Các quan chức du lịch cũng đang ước tính thiệt hại của lũ lụt với ngành công nghiệp không khói. Ông Suraphon Svetasreni, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan, cho hay lượng du khách tới Thái Lan đã giảm 25% trong những tuần gần đây.
Lượng du khách đến Thái Lan năm 2011 dự kiến là 19,1 triệu, giảm so với ước tính trước đó là 19,5 triệu.
Sân bay quốc tế Suhvanabhumi tại Bangkok vẫn mở cửa, nhờ được bảo vệ bằng đê bao cao 3,5km đắp bằng những bao tải cát. Nhưng sân bay nội địa Don Muang đã bị đóng cửa do lũ lụt từ cuối tháng 10.
Đại học Thương mại Thái Lan ước tính thiệt hại của trận lũ lụt đối với nền kinh tế có thể lên tới 33 tỷ USD và có đến 1 triệu người bị mất việc làm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
