Báo đốm tưởng dễ dàng bắt nạt được rái cá thì bất ngờ bị "đánh úp"

Chỉ vì tham ăn mà kẻ săn mồi đáng sợ của tự nhiên suýt nữa phải trả giá đắt.

Pantanal là một trong những vùng đầm lầy lớn nhất trên hành tinh, có diện tích 230.000km2 nằm trên phần đất lãnh thổ của cả 3 quốc gia Brazil, Bolivia và Paraguay. Từ Pantanal xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha "pântano", có nghĩa là đầm lầy, nhưng thực tế khu vực này là một đồng bằng phù sa mênh mông, bao gồm sông, hồ, đồng cỏ, rừng và xavan.

Địa hình Pantanal vô cùng độc đáo không chỉ do đặc điểm tự nhiên và khí hậu khu vực, mà còn có phần lớn đến từ sự đa dạng của hệ động, thực vật khu vực. Tại Pantanal có khoảng 3.500 loài thực vật, 650 loài chim, 80 loài động vật có vú và 50 loài bò sát, trong đó chỉ riêng cá sấu có khoảng 20 triệu con. Nơi đây có rất nhiều khu vực tự nhiên được bảo vệ đặc biệt và một khu bảo tồn thiên nhiên cùng tên. Được biết, Pantanal là khu Di sản thế giới của UNESCO.

Vùng đầm lầy Pantanal nằm trong khu vực đất trũng, xung quanh đều được bao bọc bởi những vùng đất cao hơn: phía Đông là dãy núi Serra de Maracaju, phía Nam là Serra da Bodoquena, dãy Chaco thuộc Paraguay và Bolivia chặn phía Tây và hai dãy Serra dos Parecis cùng São Geronimo ở phía Bắc.

Trong vùng đất ngập nước lớn nhất trên thế giới, loài động vật thống trị các tuyến đường sông nước ở đây là rái cá khổng lồ Nam Mỹ (Pteronura brasiliensis). Chúng là thành viên lâu đời nhất họ nhà chồn và là một trong những loài động vật hoạt động theo nhóm thành công nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Khi trưởng thành, một con rái cá sẽ dài gần 1,8 m và nặng đến 35 kg; gấp đôi so với loài rái cá sông thường hay hoạt động ở Bắc Mỹ.

Sông có rái cá, trên cạn có báo đốm quản lý, loài sát thủ có bộ kỹ năng săn mồi cực kỳ đáng sợ.

Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Daniel De Granville, tình cờ trong chuyến đi đến Pantanal đã may mắn chứng kiến cuộc đụng độ "có một không hai" giữa hai loài động vật cai quản hai bờ cõi khác nhau của khu vực này.

Hôm đó, trong cuộc hành trình phiêu dạt dọc theo một con sông ở Pantanal, anh chàng nhiếp ảnh gia đã bắt gặp hình ảnh kỳ lạ. Một con báo đốm trưởng thành, không hiểu dòng đời xô đẩy thế nào lại trôi dạt ra đến tận bờ sông để săn mồi. Kẻ săn mồi mon men theo một khúc gỗ mục ra đến tận bờ sông với hy vọng có thể tìm kiếm được bữa ăn dễ dàng. Rất tiếc cho nó, đối thủ lần này lại là một loài động vật không hề dễ bị bắt nạt.

Anh De Granville kể lại: "Ngay phía dưới nơi con báo đang săn mồi là chỗ cư ngụ của một đàn rái cá. Có lẽ con báo tinh ranh đang muốn tìm kiếm một chú rái cá bé nhỏ nào đó đi lạc để đánh chén".

Âm mưu của kẻ săn mồi đã nhanh chóng bị phá sản trước sức mạnh tình đoàn kết của bầy rái cá.

Báo đốm tưởng dễ dàng bắt nạt được rái cá thì bất ngờ bị đánh úp
Con báo hốt hoảng chạy trốn trước sự chống cự mãnh liệt của bầy rái cá.

Một nhóm con rái cá trưởng thành đã tụ họp lại với nhau để chủ động tấn công kẻ xâm lược. Trước thái độ hiếu chiến, sẵn sàng liều mạng của bầy rái cá đã khiến con báo sợ hết hồn, phải bỏ chạy cong cả đuôi không dám bén mảng đến gần khu vực này nữa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bị sừng linh dương đâm thủng họng, trăn đá vật vã trong đau đớn

Bị sừng linh dương đâm thủng họng, trăn đá vật vã trong đau đớn

Cố nuốt chửng con linh dương cực lớn, trăn đá châu Phi đã phải nhận kết đắng khi bị sừng của con mồi đâm thủng họng.

Đăng ngày: 06/12/2021
Trăn khủng anaconda mắc kẹt vì nuốt con mồi quá lớn

Trăn khủng anaconda mắc kẹt vì nuốt con mồi quá lớn

Con trăn anaconda khổng lồ do nuốt con mồi quá lớn, bị mắc kẹt tại một nhánh sông ở tây nam Brazil đã được giải cứu.

Đăng ngày: 05/12/2021
Không có chân, rắn đào hang như thế nào?

Không có chân, rắn đào hang như thế nào?

Rắn không thể đào hang, nhưng đôi khi chúng có thể chui xuống lớp đất mềm, tơi xốp hoặc cát.

Đăng ngày: 05/12/2021
Các nhà khoa học sốc khi thấy khỉ đầu chó thản nhiên ăn thịt linh dương con

Các nhà khoa học sốc khi thấy khỉ đầu chó thản nhiên ăn thịt linh dương con

Không chỉ sư tử, linh cẩu mà ngay cả khỉ đầu chó cũng là mối đe dọa thường trực với linh dương.

Đăng ngày: 04/12/2021
Người đàn ông bất ngờ bị con trăn

Người đàn ông bất ngờ bị con trăn "khủng" cắn thẳng vào mặt, quá trình giải cứu căng thẳng tột độ

Mới đây mạng xã hội xôn xao trước vụ động vật tấn công con người khiến tất cả không khỏi hoang mang sợ hãi.

Đăng ngày: 04/12/2021
Khỉ tuyết bắt cá để sống sót qua mùa đông

Khỉ tuyết bắt cá để sống sót qua mùa đông

Khỉ tuyết sống ở một trong những khu vực lạnh nhất thế giới sống sót bằng cách bắt các loài cá như cá hồi nâu trên sông suối.

Đăng ngày: 03/12/2021

"Quái vật" trên sông Amazon có thể ngửi được 1 giọt máu trong 200 lít nước, dân bản địa không dám đụng!

Nếu như con sông dài nhất thế giới là sông Nile ở châu Phi, thì sông lớn nhất thế giới là sông Amazon - con sông này có lưu vực rộng nhất và lưu lượng nước nhiều nhất thế giới.

Đăng ngày: 03/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News