Báo động ô nhiễm môi trường nước ở TP HCM
“Theo số liệu quan trắc của Bộ TN-MT năm 2011, tình hình ô nhiễm môi trường nước đang có những diễn tiến bất lợi đáng báo động. Nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng không chỉ ở nước mặt (nước ao, hồ, sông, suối), mà nước ngầm trong lòng đất và nước mưa cũng bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân”, TS Lê Thượng Mãn, Phó chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM đã cho biết như trên tại buổi thuyết trình mới đây tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình).
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ngày càng xanh, sạnh, đẹp hơn (Ảnh: C.X.Vinh)
Tại buổi thuyết trình, GS Chu Phạm Ngọc Sơn (hiện là Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM - LHH) cũng cho biết, từ nhiều năm nay, các nhà khoa học thuộc LHH đã có những tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với dự án Vệ sinh môi trường lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Dự án hiện nay đã bắt đầu vào giai đoạn 2, khi hoàn thành sẽ tập trung toàn bộ nước thải sinh hoạt, sản xuất theo đường ống ngầm lắp đặt chảy thẳng đến nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn quốc gia sẽ được xây dựng bằng nguồn vốn BOT tại Cát Lái (Q.2, TP.HCM). Khi đó, dòng kênh Nhiêu Lộc sẽ xanh, sạnh, đẹp cùng 2 con đường Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc hai bên kênh.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
