Bão Harvey buộc NASA đóng cửa trung tâm vũ trụ

Trung tâm Vũ trụ Johnson Mỹ buộc phải đóng cửa khi bão Harvey tiếp tục trút mưa xuống thành phố Houston, Texas.

Trung tâm Vũ trụ Johnson (JSC) của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ đang bị đóng khi tình hình lũ đang diễn biến phức tạp ở thành phố Houston do bão nhiệt đới Harvey gây mưa lớn, SpaceNews ngày 28/8 đưa tin.

Trên Twitter sáng sớm ngày 29/8, JSC thông báo trung tâm tiếp tục bị đóng cửa khi lượng nước mưa được ghi nhận tại trung tâm là gần 80cm. Ngoại trừ việc duy trì lực lượng nhân sự thiết yếu, JSC đã dừng gần như mọi sứ mệnh.


Một cụ bà trên xe lăn được giải cứu khỏi nước lũ ở đông Houston ngày 28/8. (Ảnh: Reuters).

Dù chưa có thông tin về lũ hay thiệt hại tại JSC, khu vực lân cận đang bị lũ lịch sử tàn phá khi bão Harvey gây mưa lớn. Vào lúc 17:00 ngày 28/8, lượng mưa ghi nhận tại JSC là 67,1cm. Các khu vực khác ở Houston có lượng mưa tương tự hoặc lớn hơn.

Hoạt động quan trọng tại JSC như sứ mệnh kiểm soát Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) không bị ảnh hưởng do bão. "Trung tâm Kiểm soát Sứ mệnh vẫn hoạt động và duy trì đầy đủ khả năng hỗ trợ ISS từ Houston", JSC cho biết trên website.

Theo dự báo, thời tiết sẽ không sớm thuận lợi để JSC trở lại hoạt động bình thường. Trong vài ngày tới mưa lớn sẽ tiếp tục diễn ra trên toàn bộ khu vực Houston và làm xấu thêm tình hình lũ vốn đã mức nghiêm trọng.

Siêu bão Harvey mạnh cấp 4 đổ bộ Texas cuối ngày 25/8, gây ra mưa lớn và gió mạnh, phá hủy nhiều nhà cửa và gây lụt nghiêm trọng ở thành phố lớn thứ 4 của Mỹ. Bão đã làm ít nhất 5 người chết và hàng chục người bị thương. Theo đài truyền hình Houston, một gia đình 6 người được cho đã chết đuối do lũ cuốn trôi xe tải.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News