Bão Ian "hút cạn" nước ở bờ biển Mỹ: Hiện tượng kì lạ, nguy hiểm khó lường!

Các chuyên gia cảnh báo rằng người dân không nên hiếu kỳ và đi bộ dưới đáy biển cạn nước vì nguy hiểm có thể xảy ra bất kì lúc nào.

Hiện tượng lạ do bão

Chỉ vài giờ trước khi cơn bão Ian đổ bộ Florida, nước ở các bờ biển đã bị hút đi. Những đợt sóng vỗ và bãi biển nông nhanh chóng bị thay thế bằng đáy biển đầy cát cằn cỗi, để lộ ra những mảnh vỏ sò trắng và rong biển nằm rải rác.

Cư dân vùng Vịnh Tampa đã chia sẻ nhiều đoạn video cho thấy các bãi biển trải dài bị cạn đáy sau khi nước rút nhanh, một hiện tượng hiếm gặp trước những cơn bão bất thường. Theo Washington Post, hiện tượng này được gọi là "triều cường đảo ngược" - hay hiện tượng rút nước - xảy ra khi một gió của một cơn bão ngoài khơi hút nước gần bờ biển, khiến bãi biển cạn đáy. Hiện tượng này ngược với triều cường, khi nước gần bờ biển dâng lên cao nhất.

Các đợt rút nước do bão tiềm ẩn những hiểm hoạ nhất định, phụ thuộc vào vị trí tương đối của nó với mắt bão.

Bão Ian hút cạn nước ở bờ biển Mỹ: Hiện tượng kì lạ, nguy hiểm khó lường!
 Điều nguy hiểm nhất là nước sẽ nhanh chóng quay trở lại khiến nhiều người không kịp trở tay.

Khi bão Ian tiếp cận vùng tây nam Florida từ phía Vịnh Mexico, người dân tại các khu vực phía bắc mắt bão thấy nước bị hút ra xa bờ; các khu vực phía nam của bão cũng chứng kiến điều tương tự. Điều nguy hiểm nhất là nước sẽ nhanh chóng quay trở lại khiến nhiều người không kịp trở tay.

Hal Needham, một nhà khoa học về thảm họa và thời tiết khắc nghiệt tại GeoTrek, nói: "Mọi người có thể mất cảnh giác khi thấy nước rút và nghĩ rằng rủi ro của họ thấp hơn… đó có thể là một cảm giác an toàn giả và nước có thể tràn ngược trở lại rất nhanh khi gió đổi hướng".

Khi Needham đi bộ dọc theo bãi biển hôm 27/9, anh nhìn thấy những con sóng đánh tung bọt trắng xoá lên bờ kè. Nhưng khi anh đi dạo trên vịnh 1 giờ trước, khu vực từng là bến cảng đã trở thành một bãi cạn.

"Chúng ta có thể hiểu rằng thiên nhiên đang gửi đi thông điệp gì đó. Nó khiến bạn nhận ra đây không phải là thời tiết bình thường và rất nhiều điều kỳ lạ đang diễn ra. Mặc dù nhiều cư dân hiếu kì sẽ muốn đi dạo trên đáy đại dương cạn nước, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể nguy hiểm".

"DỪNG NGAY: Lời khuyên của chúng tôi là không đi ra ngoài vùng nước đang rút ở Vịnh Tampa hoặc Cảng Charlotte - nước SẼ quay trở lại cùng cơn bão và gây ra nguy cơ đe dọa tính mạng," Ban Quản lý Khẩn cấp Florida cho biết trong một dòng tweet.

Cũng như các dấu hiệu tương tự của sóng thần, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu thấy nước biển rút đi đột ngột, hãy tránh càng xa mặt nước càng tốt.

Mối nguy khó lường

Các nhà dự báo tại Trung tâm Bão Quốc gia đã cảnh báo về một đợt nước dâng lên đến 5 mét,  có khả năng đe dọa tính mạng con người.

Needham nói: "Khi một trận gió mạnh hướng về bờ và triều cường quay trở lại, nước sẽ dâng nhanh chóng. Nước có thể di chuyển nhanh đến mức khiến mọi người thực sự mất cảnh giác và đó là lý do tại sao nó là một mối nguy hiểm khó lường".

Vào tháng 9/2017, khi cơn bão Irma cấp 4 đổ bộ vào Florida, nhiều người dân cũng đổ xô đến Vịnh Tampa để xem những bãi biển trơ trụi, không có nước. Sức hút nước kinh khủng của Irma đã kéo các vùng nước ven bờ đầy sỏi đá về phía mắt bão trước khi xả nước trở lại trong một đợt triều cường khi gió chuyển hướng mắt bão.

5 năm trước, các máy đo thủy triều ở Naples báo cáo mực nước giảm 1,8m từ lúc mặt trời mọc đến 2 giờ chiều. Sau đó, nước dâng cao lên 1,6m chỉ trong một giờ, tương đương mỗi phút dâng thêm khoảng 2,5cm.

Chiều 28/9 (giờ địa phương), bão Ian đã đổ bộ vào bang Florida của nước Mỹ với sức gió mạnh nhất vào khoảng 241 km/h. Bão Ian được xếp vào nhóm cấp 4 trong thang cảnh báo bão 5 cấp của Mỹ.

Cơn bão này là một trong những cơn bão mạnh nhất từng tấn công Mỹ trong những năm gần đây. Theo ước tính, khoảng 2,5 triệu người dân ở các hạt ven biển Florida phải sơ tán. Trước khi đổ bộ Mỹ, bão Ian đã quét qua Cuba, khiến chính phủ nước này phải sửa chữa mạng lưới điện cho hơn 11 triệu dân. Theo các nguồn tin, bão Ian khiến ít nhất 2 người thiệt mạng ở miền tây Cuba.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hình ảnh thiệt hại ban đầu do bão Noru gây ra tại Đà Nẵng

Hình ảnh thiệt hại ban đầu do bão Noru gây ra tại Đà Nẵng

Với sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 13, bão Noru quét qua TP Đà Nẵng khiến hàng loạt cây xanh có kích thước lớn đổ rạp trên khắp nhiều đường phố.

Đăng ngày: 28/09/2022
Hòn đảo mới mọc lên ở Thái Bình Dương khi núi lửa ngầm phun trào

Hòn đảo mới mọc lên ở Thái Bình Dương khi núi lửa ngầm phun trào

Dung nham phun trào từ núi lửa ngầm Home Reef hóa rắn, trở thành hòn đảo mới có diện tích khoảng 24.000m2.

Đăng ngày: 28/09/2022
Lâu đài Tintagel của vua Arthur có nguy cơ đổ xuống biển do biến đổi khí hậu

Lâu đài Tintagel của vua Arthur có nguy cơ đổ xuống biển do biến đổi khí hậu

Một lâu đài ở Cornish được ví như " ngôi nhà trong thần thoại" của Vua Arthur đang có nguy cơ bị đổ xuống biển khi biến đổi khí hậu làm gia tăng tốc độ xói lở bờ biển.

Đăng ngày: 28/09/2022
Bão Noru đổ bộ Quảng Nam - Đà Nẵng

Bão Noru đổ bộ Quảng Nam - Đà Nẵng

7h ngày 28/9, tâm bão đang ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi với sức gió giảm còn 117 km/h (cấp 11), hàng loạt cây xanh bị gãy đổ, nhà bị giật tung mái.

Đăng ngày: 28/09/2022
Siêu bão Noru hình thành và mạnh lên nhanh chóng là do đâu?

Siêu bão Noru hình thành và mạnh lên nhanh chóng là do đâu?

Sau khi càn quét qua đảo Luzon (Philippines), siêu bão Noru hướng ra biển Đông và " hồi sinh" sức mạnh trước khi đổ bộ vào miền Trung nước ta.

Đăng ngày: 27/09/2022
Thảm cảnh ở quốc gia nhiều tháng không có lấy một giọt mưa, các nữ sinh chỉ ước có một bữa no

Thảm cảnh ở quốc gia nhiều tháng không có lấy một giọt mưa, các nữ sinh chỉ ước có một bữa no

Nam Sudan đã trải qua nhiều tháng mà không có mưa. Điều này đang ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của người dân, nhất là trẻ em gái.

Đăng ngày: 27/09/2022
Trung Quốc phát cảnh báo đỏ ở hồ lớn nhất nước này

Trung Quốc phát cảnh báo đỏ ở hồ lớn nhất nước này

Hồ Bà Dương đã phải đối mặt với hạn hán kể từ tháng 6, Reuters cho biết. Ở một trạm quan trắc chính, mức nước đã giảm từ 19,43 m xuống còn 7,1 m trong ba tháng qua.

Đăng ngày: 27/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News