Bão Irene tiếp tục hoành hành nước Mỹ
Bão Irene ngày 27.8 đã làm gây mất điện và phá hủy các cầu tàu ở North Carolina, quất Virginia bằng gió mạnh và càn quét bờ biển trước khi tấn công những thành phố của Mỹ vốn quen với các trận bão tuyết hơn bão nhiệt đới. Ít nhất 8 người đã thiệt mạng liên quan đến cơn bão này.
>>> Mỹ: Nhiều bang "phấp phỏng" chờ siêu bão Irene
Theo hãng tin AP, với phần lớn mạng lưới giao thông vận tải ngừng hoạt động, các bang duyên hải cực đông của Mỹ hồi hộp theo dõi bước tiến của cơn bão qua một khu vực rộng lớn với khoảng 65 triệu dân của nước này. Cơn bão có phạm vi tác động hơn 800 cây số, trải dài từ Bắc và Nam Carolina đến Vịnh Cod ở đông bắc nước Mỹ, với sức gió hơn 185 km/giờ.
Gần 1 triệu ngôi nhà và cơ sở kinh doanh bị mất điện. Ít nhất 8 người thiệt mạng, bao gồm 1 bé trai 11 tuổi ở Virginia chết do cây đổ, thiệt mạng trong các tai nạn liên quan đến cơn bão này ở khu vực duyên hải phía đông nước Mỹ.
Bão Irene đã gây nên những cơn sóng cao hơn 2 mét cùng với cảnh báo về hiểm họa sóng cồn tại các bờ biển Virginia, Delaware, New Jersey và ở cảng New York cũng như eo biển Long Island. Ở vùng đông bắc, vốn phải gánh chịu những cơn mưa lớn vào mùa hè này, mặt đất đã no nước, làm tăng nguy cơ ngập lụt tại đây.
Bão Irene chính thức đổ bộ lên đất liền ngay trước bình minh gần Vịnh Lookout, Bắc Carolina, ở đầu phía nam của Outer Banks, dải đất vươn ra Đại Tây Dương. Các khách sạn và nhà ven bờ biển phải gánh chịu những cơn sóng mạnh. Hai cầu tàu bị phá hủy và ít nhất một bệnh viện buộc phải chạy máy phát điện.
Đến chiều tối 27/8, cơn bão suy yếu với sức gió giảm xuống còn khoảng 130 km/giờ, xuống ở mức 1, mức thấp nhất trong thang cấp độ bão của Mỹ. Tâm bão được xác định sát nơi tiếp giáp giữa Bắc Carolina và Virginia ở Đại Tây Dương.
Sau Outer Banks, cơn bão tấn công Virginia với mưa và gió mạnh. Cơn bão ảnh hưởng đến toàn khu vực Hampton, vốn bao gồm nhiều đảo nhỏ, sông và dễ bị ngập lụt, và tiến về phía bắc đến Vịnh Cheaspeake.
Đây là cơn bão đầu tiên đổ bộ vào Mỹ kể từ năm 2008, và xảy ra 6 năm sau ngày bão Katrina tàn phá New Orleans. Ít nhất 2,3 triệu người đã được lệnh sơ tán đến nơi an toàn hơn.
Quân đội Mỹ cho biết có đến 101.000 quân nhân trực chiến, sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết và chỉ định 3 căn cứ quân sự ở 3 bang làm nơi triển khai, theo hãng tin AFP.
Tại New York, chính quyền chủ động ngừng các hoạt động của thành phố. Hệ thống tàu điện ngầm bắt đầu ngừng hoạt động từ trưa 27/8. Trước đó, thị trưởng thành phố đã ra lệnh sơ tán 370.000 người, và chính quyền của bang New Jersey kế cận sơ tán hơn 1 triệu dân.
Năm sân bay trong khu vực, bao gồm La Guardia, John F. Kennedy, Newark và hai sân bay nhỏ khác, đã ngừng hoạt động.
Các hãng hàng không cho biết 9.000 chuyến bay đã bị hủy bỏ. Các hãng không cho biết có bao nhiêu hành khách bị ảnh hưởng, nhưng có thể hàng triệu người không thể đến nơi mà họ cần đến ở bờ Đông nước Mỹ. Hãng Greyhound ngừng dịch vụ xe buýt giữa Richmond, thuộc bang Virginia, và Boston. Amtrak ngừng các chuyến xe lửa ở khu vực đông bắc vào ngày 28/8.
Tình trạng mất điện tác động đến 900.000 hộ gia đình và cơ sở kinh doanh, tập trung chủ yếu tại Virginia và North Carolina.
Khoảng 65 triệu người sống ở hành lang đô thị từ Washington đến Boston, và các chuyên gia ước tính chi phí khắc phục hậu quả cơn bão có thể lên 12 tỉ USD, theo AFP.
Một số hình ảnh siêu bão Irene tràn vào nước Mỹ:

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
