Bão Isaac càn quét ở Haiti, Cuba và miền Đông Mỹ
Giới chức và người dân bang Florida của Mỹ đang chạy đua với thời gian để đối phó với cơn bão nhiệt Isaac, đã tràn qua Haiti ngày 25/8 và khiến ít nhất bốn người thiệt mạng.
Theo Trung tâm bão quốc gia của Mỹ (NHC), với sức gió lên tới 95km/giờ, bão Isaac hiện đang di chuyển về Cuba, dự kiến sẽ đổ bộ vào quốc đảo Caribe này trong ngày 26/8 trước khi mạnh lên và tiến vào bang miền Đông Nam Florida.
Lo ngại bão lớn, ban lãnh đạo đảng Cộng hòa đã buộc phải hoãn Đại hội toàn quốc đảng này, dự kiến khai mạc ngày 27/8 tại thành phố Tampa.
Thống đốc bang Rick Scott đã ban bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu các lực lượng dân phòng, cứu trợ thiên tai sẵn sàng ứng phó.
Cuba đã ban bố tình trạng báo động tại sáu tỉnh miền Đông của nước này, nơi có khoảng 5 triệu người sinh sống, và sơ tán khoảng 5.000 du khách tại các khu nghỉ dưỡng ven biển. Hệ thống đê điều và thoát nước cũng được gia cố phòng trường hợp nước lũ lên cao, gây ngập lụt trên diện rộng.
Tại Haiti, bão Isaac tràn qua đã tàn phá nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng, gây ngập lụt nghiêm trọng tại nhiều khu vực dân cư, kéo đổ nhiều ngôi nhà tạm và cướp đi sinh mạng của một bé gái cùng một phụ nữ 51 tuổi. Hơn 3.300 hộ gia đình đã phải đi sơ tán trong khi các đội cứu trợ cấp phát nước sạch và bộ thiết bị vệ sinh để hạn chế nguy cơ ô nhiễm nguồn nước có thể dẫn tới dịch bệnh sau bão.
Trong khi đó, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, đang trong tình trạng báo động cao khi hai cơn bão mới dự kiến sắp đổ bộ vào khu vực này.
Bão Bolaven, cơn bão thứ 15 nhằm vào Trung Quốc trong năm nay, sẽ tiến vào biển Hoa Đông trong đêm 26/8 gây gió to và mưa lớn ở các khu vực duyên hải phía Đông nước này. Cơ quan khí tượng tỉnh Chiết Giang dự báo sẽ có mưa xối xả ở vùng duyên hải của tỉnh từ ngày 26/8 đến 28/8.
Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, Bolaven là cơn bão nhiệt đới mạnh chưa từng có với tốc độ gió lên tới 252km/giờ đang tiến sát đến đảo Okinawa, miền Nam Nhật Bản, dự báo gây ra mưa lớn và gió giật tới khu vực này sẽ kéo dài đến ngày 27/8.
Siêu bão dự kiến sẽ tiến gần đến hòn đảo lớn nhất tỉnh Okinawa trong chiều 26/8 với độ mạnh không có dấu hiệu suy giảm. Lượng mưa ở Okinawa có thể lên tới 300mm trong 24 giờ tính đến tối 26/8 trong khi đảo Amani ở Kagoshima cũng như ở Kyushu có thể sẽ có lượng mưa lên tới 200mm.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản cũng cảnh báo lượng mưa trên hòn đảo chính ở Okinawa có thể đạt từ 600-800m trong 24 giờ tính đến tối 27/8.
Trong khi đó, ngày 25/8, cơn bão thứ 14 là Tembin, đã tiến đến vị trí cách khu vực duyên hải giao điểm giữa tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc khoảng 200km về hướng Đông Nam. Bão Tembin sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam và tiến vào vùng Đông Bắc Biển Đông trong hai ngày tới.
Chính quyền các tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến đã yêu cầu thuyền đánh cá neo đậu tại các cảng, không được ra khơi trước khi tình trạng báo động được dỡ bỏ. Việc giám sát các hồ trữ nước và đê điều, đặc biệt những công trình đang trong quá trình xây dựng, được đặc biệt coi trọng đề phòng sự cố.
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc dự báo có mưa vừa và mưa to ở các khu vực trung tâm và phía Tây của cả vùng rộng lớn dọc các sông Hoàng Hà và Hoài Hà cũng như ở phần Đông Nam miền Bắc nước này trong hai ngày tới.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
