Bão Khanun suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Hồi 04 giờ ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 115,6 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 520km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20km. Đến 04 giờ ngày 16/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 14.

Bão Khanun suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
Hướng đi của bão số 11.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão; gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Biển động dữ dội. Vùng biển Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ), khu vực biển Quảng Trị đến Quảng Nam (bao gồm các đảo Hòn Ngư, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6, từ trưa nay (15/10) tăng lên cấp 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10. Biển động mạnh.

Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) phía Bắc từ vĩ tuyến 17,0 độ Vĩ Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Nam mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 04 giờ ngày 17/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, trên khu vực vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.

Dự báo trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Nam Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của rìa phía Tây Nam hoàn lưu bão số 11, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận-Cà Mau, Cà Mau-Kiên Giang có mưa rào và dông, trong cơn dông khả năng có gió giật cấp 7-8.

  • Bão Khanun liên tục tăng cấp, di chuyển chậm và tích thêm năng lượng
  • Cơn bão số 11 tiến nhanh vào biển Đông
  • Tin bão trên biển Đông: Cơn bão Khanun
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Nhật Bản - xứ sở của những vụ trượt đất lớn

Nhật Bản - xứ sở của những vụ trượt đất lớn

Về mặt lịch sử hình thành địa chất, nước Nhật là một quần đảo nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương, do đó cấu trúc địa chất không ổn định.

Đăng ngày: 14/10/2017
Siêu núi lửa ở Mỹ có thể bùng nổ sớm và quét sạch sự sống

Siêu núi lửa ở Mỹ có thể bùng nổ sớm và quét sạch sự sống

Trước đó, một nghiên cứu năm 2011 cho thấy mặt đất phía trên hồ chứa magma ở Yellowstone đã dày lên khoảng 25cm trong 7 năm.

Đăng ngày: 14/10/2017
Bão Khanun liên tục tăng cấp, di chuyển chậm và tích thêm năng lượng

Bão Khanun liên tục tăng cấp, di chuyển chậm và tích thêm năng lượng

Trong 06 giờ vừa qua, bão số 11 hầu như ít dịch chuyển.

Đăng ngày: 14/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News