Bão lớn tấn công Scotland, turbine gió bốc cháy

Một turbine gió cao 100m, trị giá trên 3 triệu USD đã bốc cháy khi một cơn bão mùa đông mạnh nhất trong một thập niên qua, với sức gió lên tới 266 km/h, tấn công Scotland hôm 8/12.

>>> Video: Bão lớn tấn công Scotland, turbine gió bốc cháy

Sự cố xảy ra tại trang trại gió Ardrossan ở Bắc Ayrshire, Scotland. Gió bão thổi mạnh khiến turbine quay quá nhanh tới nỗi nó đã bắt lửa. Động cơ của turbine đã bốc cháy và các cánh quạt bị cháy đen.

Turbine bị cháy là một trong 15 turbine được lắp đặt trên các quả đồi nhìn xuống bờ biển Scotland, được xây dựng để cung cấp điện cho khoảng 20.000 gia đình.


Ảnh turbine gió bốc cháy.

Ông McMahon cho hay ông quan sát thấy vụ cháy từ nhà riêng ở Adrossan và chạy vội ra ngoài để chụp ảnh. “Ngay khi nhìn thấy lửa, tôi vội lấy camera và chạy ra ngoài”, ông nói.

Cũng theo ôg McMahon, đội cứu hoả đã có mặt trong vòng 10 phút và ngọn lửa đã được dập tắt kịp thời.

Trận bão nghiêm trọng trong nhất trong 10 năm qua đã tấn công miền trung và nam Scotland, nơi báo động đỏ - cảnh báo thời tiết nguy hiểm nhất - được phát đi.

Gió giật mạnh đã khiến nhiều trường học, cơ quan chính phủ địa phương và các doanh nghiệp tại Scotland bị đóng cửa.

Dịch vụ tàu và giao thông hàng không cũng bị gián đoạn. Giới chức đã cảnh báo các tài xế không nên lái xe trên đường.

Trận bão cũng quật đổ các cây cối, gây tắc nghẽn giao thông và kéo sập các cột điện, khiến khoảng 60.000 ngôi nhà tại Scotland bị mất điện.

Ảnh thiệt hại do bão tại Scotland:

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News