Bão lũ dữ dội tại châu Á, hơn 600 người chết và mất tích

Hôm qua, một trận bão lớn đã ập vào Việt Nam, làm 20.000 người phải sơ tán, trong khi Philippines cũng đang bị bão dồn dập tấn công và nhiều nước châu Á khác ngập trong lũ trong mùa bão được xem là dữ dội nhất từ nhiều năm nay ở châu Á.

Lũ lụt và bão lốc tràn vào khu vực 4 tháng qua đã làm hơn 600 người chết hoặc mất tích từ Ấn Độ sang Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Trung Quốc, Pakistan và Việt Nam.

Chỉ riêng tại Ấn Độ, mức thiệt hại đã được ước tính đến 1 tỉ USD, trong đó bang Orissa bị nặng nhất với thiệt hại là 726 triệu USD.


Cảnh lũ lụt nghiêm trọng tại tỉnh Bulacan, phía bắc Manila, Philippines.

Bão Nesat sau khi hoành hành Philippines và Trung Quốc, đã đổ vào miền bắc Việt Nam chiều qua với sức gió 118km/giờ, khiến nhiều người dân phải sơ tán. Có khoảng 4.000 người, đa số là người già, phụ nữ và trẻ em đã được sơ tán ở tỉnh Nam Định.

Cơn bão Nesat được hạ cấp xuống thành bão nhiệt đới, nhưng được cho là vẫn còn mạnh. Miền Bắc và Trung Việt Nam đã có mưa rất to. Trước đó, có báo động về lũ quét trong vùng rừng núi và các vùng hạ lưu bị cảnh báo sẽ có lụt lội. Thủ đô Hà Nội đã cũng có gió mạnh. Miền nam Việt Nam, vựa lúa của cả nước, cũng đang bị lụt rất lớn.

Trước đó, hãng tin Xinhua cho biết bão Nesat đã tràn qua đảo Hải Nam, khiến gần 300.000 người phải sơ tán và đường phố bị ngập lụt.

Đài Khí tượng Trung ương Trung Quốc đã lần đầu tiên ra cảnh báo đỏ về bão Nesat. Bão đổ bộ vào vùng ven biển từ Điện Bạch, tỉnh Quảng Đông đến Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam vào chiều tối 29/9. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra cảnh báo cấp độ cao nhất trong năm nay.

Trước khi tới Trung Quốc và Việt Nam, hôm 27/9, Nesat quét qua Philippines, làm ít nhất 43 người thiệt mạng và làm 30 người khác còn mất tích, sau khi gây ra một trong những trận lũ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua ở thủ đô Manila. Thiệt hại ước tính 91 triệu USD.

Trong khi đó, cơn bão Nalgae đang kéo đến vùng phía bắc, với sức gió dự báo 140km/giờ, trong lúc Philippines còn "choáng váng" vì bão Nesat. Tin dự báo hôm qua cho biết sáng sớm hôm nay, 1/10, nó sẽ ập vào bờ, mang theo mưa rất lớn.

Trước đó, tại Nhật Bản cũng đã có 2 trận cuồng phong kéo vào, làm ít nhất 106 người chết hay mất tích.

Thái Lan cũng có 188 người chết và 3 người còn mất tích và gần 2 triệu người bị ảnh hưởng từ cuối tháng 7 đến nay vì mưa lũ.

Tại Campuchia, tin tức cho biết 141 người đã thiệt mạng do mưa lũ gây ra với hơn 200.000 hécta lúa đã bị chìm dưới nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News