Bão mạnh nhất trong năm đổ bộ vào Trung Quốc

Sáng sớm nay, bão Fanapi, cơn bão thứ 11 của mùa bão này tại vùng biển tây bắc Thái Bình Dương và là cơn bão mạnh nhất ảnh hưởng tới Trung Quốc năm nay, đã đổ bộ vào tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc.


Một phụ nữ đi trong gió bão trên đường phố Hạ Môn, Phúc Kiến sáng ngày 20/9.

Bão Fanapi đã tấn công huyện Chương Phố thuộc thành phố Chương Châu của tỉnh Phúc Kiến lúc 7 giờ sáng giờ địa phương. Mưa lớn và gió mạnh đã quét qua các khu vực ven biển của tỉnh.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt 126km/h. Cục thời tiết tỉnh Phúc Kiến cho hay bão sẽ di chuyển sâu vào đất liền với vận tốc 20km/h và dự báo sẽ có mưa lớn trên 250mm tại nhiều khu vực của tỉnh.

Tại Hạ Môn, Phúc Kiến, tất cả các trường mầm non, tiểu học và trung học đều đóng cửa. “Với gió mạnh và mưa lớn như vậy, thậm chí người lớn cũng khó mà đi lại được, huồng chi là trẻ em, vì thế tốt hơn là cho trẻ ở nhà”, một người dân tên Yang Diwang tại Hạ Môn nói.

Đường phố vào sáng ngày thứ 2 vắng người qua lại. Cây bị bật gốc, các cành cây bị gãy và các biển quảng cáo bị gió đánh rơi nằm la liệt trên đường phố.  Nhiều người phải bắt taxi đi làm. “Thật khó để bắt taxi vào hôm nay. Tôi đã chờ đợi nửa tiếng rồi”, Yang Yanhui, một người dân tại Hạ Môn, nói.

Chưa có trường hợp thương vong nào được thông báo và thiệt hại do bão đang được thống kê.


Đường phố ngập lụt tại thành phố Kaohsiung, Đài Loan do mưa bão Fanapi. 

Trước khi đổ bộ vào Phúc Kiến, bão Fanapi đã càn quét Đài Loan, gây ngập lụt tại khu vực phía nam của đảo, khiến giao thông bị tê liệt và làm mất điện trên diện rộng. Hơn 100 người đã bị thương và hàng nghìn người dân phải sơ tán khỏi các khu vực núi non có nguy cơ lở đất.

Theo Cơ quan Khí tượng Trung Quốc, sau khi đổ bộ vào đất liền, bão Fanapi sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây rồi suy yếu dần và tan hẳn vào ngày mai. Cơn bão này cơ bản không ảnh tới nước ta.

Cục dự báo thời tiết Đài Loan cho hay mưa đạt 112mm đã đổ xuống phía nam đảo này vào sáng sớm nay, 20/9. Truyền hình địa phương đã chiếu cảnh những con phố bị ngập lụt và nước nhấn chìm tầng 1 của các toà nhà.

Các phương tiện của quân đội đã được huy động tới những khu vực bị ngập lụt để trợ giúp người dân bị mắc kẹt ở phía nam hòn đảo, trong đó có thành phố lớn thứ 2 tại Đài Loan là Kaohsiung. Các trường học và văn phòng ở phía nam Đài Loan hôm nay đều đóng cửa.

Các quan chức đã sơ tán khoảng 10.000 người khỏi các khu vực có nguy cơ bị lở đất. Trung tâm cứu hộ khẩn cấp của Đài Loan cho hay bão Fanapi đã khiến 107 người bị thương, trong đó một người bị thương do kính vỡ. Những người khác bị thương do bị ngã xe máy vì gió mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News