Bão Nalgae giảm còn cấp 10

Sáng 3/10, bão Nalgae giảm cường độ còn cấp 10, hướng đi của bão cũng thay đổi. Trong khi đó, đợt không khí lạnh đã tràn xuống miền Bắc, gây gió mạnh cấp 7 trên vịnh Bắc Bộ.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sáng 3/10, tâm bão Nalgae mạnh cấp 10 cách quần đảo Hoàng Sa chừng 250 km. Ngày và đêm nay, bão đi chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 10-15km mỗi giờ. Sáng mai (4/10), tâm bão cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km với sức gió giữ nguyên cấp 10.

Như vậy, trái với dự báo, cơn bão không mạnh lên khi vào biển Đông mà đã giảm đi hai cấp so với khi vượt qua đảo Luzon (Philippines). Trên đường đi, bão cũng sẽ quét qua đảo Hải Nam.


Thay vì hướng thẳng vào Bắc Trung Bộ, bão Nalgae dự kiến sẽ quét
qua đảo Hải Nam trước khi đổ bộ vào nước ta. (Ảnh: NCHMF)

Trong hai ngày tới bão quét qua đảo Hải Nam, giảm thêm một cấp và tiến về bờ biển Nghệ An - Quảng Bình. Trên đường đi, khu vực bắc biển đông (gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh từ cấp 9 tới cấp 12. Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu bão Nalgae ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 7.

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, có hai nguyên nhân khiến cơn bão suy yếu, một là do tác động của đợt không khí lạnh từ phía Bắc; hai là do cơn bão đã trải qua một hành trình dài và không còn ở giai đoạn hoạt động mạnh nhất. Trong những ngày tới, bão không thể tăng cấp mạnh cấp 12-13 như khi mới vào biển Đông. Tuy nhiên, diễn biến cơn bão lại trở nên phức tạp, hướng đi khó dự đoán hơn.

Trước mối đe dọa từ cơn Nalgae, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương lúc nào cũng phải tính đến tình huống xấu nhất, không được chủ quan; không chỉ chăm chăm nhìn vào tâm bão đổ bộ vào đâu. Vì dù cách tâm bão cả trăm km thì vẫn nằm trong vùng gió nguy hiểm. "Rút kinh nghiệm từ việc đối phó với bão Nesat vừa qua, tuyệt đối cấm tàu, thuyền ra khơi", Phó thủ tướng nói.

Ngoài ra, do đặc điểm các hồ chứa ở miền Trung dung tích nhỏ, khả năng cắt lũ thấp, Phó thủ tướng lưu ý Tập đoàn điện lực VN và các tỉnh đặc biệt chú ý theo dõi diễn biến của bão để có phương án giữ, xả nước thích hợp.

Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương, đến 6h sáng nay đã kiểm đếm, thông báo 33.325 tàu, thuyền và 860 bè biết vị trí, diễn biến của bão Nalgae. Hiện không có tàu thuyền hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và bắc biển Đông.

Trong khi đó, lũ vùng đầu nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên đang dao động ở mức đỉnh và ở mức lũ đặc biệt lớn, một số nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử. Lũ đã khiến 11 người chết, hơn 20.000 nhà bị ngập, gần 5.000 ha lúa vụ 3 bị thiệt hại hoàn toàn...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News