Bão nhiệt đới ngày càng hung hãn hơn do biến đổi khí hậu?

Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, cơn bão nhiệt đới Idalia dự kiến đổ bộ vào bang Florida (Mỹ) vào sáng 30/8 đã gia tăng cường độ một cách dữ dội, leo thang từ cấp 1 lên cấp 3

Các nhà khoa học cảnh báo hiện tượng thời tiết kiểu này đang trở nên thường xuyên hơn. Chưa đầy một năm trước, bão Ian đã tàn phá phía Tây Florida. Cơn bão này cũng gia tăng sức mạnh khổng lồ chỉ trong vài giờ đồng hồ.


Ngôi nhà bị phá hủy khi bão Idalia đổ bộ tại bãi biển Keaton, Florida, Mỹ, ngày 30/8/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Các nhà khoa học chỉ ra nguyên nhân gây ra hiện tượng trên một phần là do biến đổi khí hậu.

Nước biển ấm hơn đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều bão hơn hoặc bão cường độ mạnh hơn. Đối với cơn bão Idalia, NHC cho biết sự gia tăng cường độ bão nhanh chóng sẽ xảy ra khi hệ thống bão đi qua vùng nước ấm ở phía Đông Vịnh.

Hiện tại, những vùng nước ấm đó cũng đang rất ấm. Vào mùa hè, nước biển xung quanh Flordia đã ghi nhận nhiệt độ đại dương lên tới Khu vực xung quanh Florida vào mùa hè này đã chứng kiến ​​​​nhiệt độ đại dương lên tới 38 độ C - tương đương với nhiệt độ của một bồn nước nóng.

Một số nghiên cứu gần đây đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và tốc độ gia tăng cường độ bão.

Năm 2019, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Động lực học Chất lỏng Địa vật lý thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) và Đại học Princeton đã phát hiện nguyên nhân một phần dẫn tới “sự gia tăng đáng kể về tốc độ gia tăng cường độ của bão nhiệt đới” từ năm 1982 đến năm 2009 là do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Tương tự, một nhóm nghiên cứu năm 2022 do nhà dự báo bão Phil Klotzbach của Đại học bang Colorado dẫn đầu kết luận các đợt gia tăng cường độ với vận tốc ít nhất 50 hải lý/giờ trong 24 giờ đã tăng đáng kể từ năm 1990 đến năm 2021, một phần do nhiệt độ mặt nước biển tăng.

Một nghiên cứu năm 2017 chỉ ra sự gia tăng đáng kể cường độ của các cơn bão nhiệt đới trong khoảng thời gian ngắn ở một số khu vực của lưu vực Đại Tây Dương - đặc biệt là vùng nhiệt đới trung tâm và phía Đông Đại Tây Dương từ năm 1986 đến năm 2015.

Trong khi đó, theo một nghiên cứu năm 2017 của chuyên gia về bão Kerry Emanuel Viện công nghệ Massachusetts MIT đã phát hiện cuối thế kỷ 20, thế giới chỉ chứng kiến cơn bão gia tăng cường độ với vận tốc 60 hải lý/giờ trong 24 giờ trước khi đổ bộ vào đất liền trung bình 100 năm mới xảy ra 1 lần. Tuy nhiên, đến năm 2100, hiện tượng đó có thể xảy ra từ 5 đến 10 năm một lần.

Chính biến đổi khí hậu kết hợp với mực nước biển dâng cao đã trở thành một công thức bão gây thiệt hại đáng kể cho cộng đồng sinh sống dọc bờ biển.

Trong nghiên cứu của mình, chuyên gia Emanuel đã viết:Vì khó dự đoán mức độ gia tăng cường độ bão nên tỷ lệ thương tích và tử vong trong thảm họa sẽ cao hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.

Đăng ngày: 16/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh

Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh

Ở một quốc gia có khí hậu ôn đới như Anh, đợt nắng nóng kỷ lục gần đây đã tạo ra thách thức đối với cơ sở hạ tầng và khiến hệ thống giao thông đối mặt với một loạt vấn đề.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News