Bão Pakhar và áp thấp nhiệt đới cùng đang "đe dọa" Biển Đông

Sáng sớm nay (26/08) trên dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực giữa Biển Đông hình thành một áp thấp nhiệt đới.

Tin mới về bão Pakhar

Hồi 04 giờ ngày 26/08, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,7 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung đảo Lu-dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km. Đến 04 giờ ngày 27/08, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 430km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.

Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Bão Pakhar và áp thấp nhiệt đới cùng đang đe dọa Biển Đông
Vị trí và đường đi của bão Pakhar cùng áp thấp nhiệt đới.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 04 giờ ngày 28/08, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km.

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Sáng sớm nay (26/08) trên dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực giữa Biển Đông hình thành một áp thấp nhiệt đới.

Hồi 04 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,9 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông trên khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5km. Đến 04 giờ ngày 27/08, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Bình Định-Khánh Hòa khoảng 230km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật cấp 8, biển động mạnh) từ vĩ tuyến 11,0 đến 17,0N; phía Tây kinh tuyến 115,0E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới nên ở vùng biển phía Đông khu vực giữa biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
10 hồ nước đẹp ma mị nhưng có thể giết người

10 hồ nước đẹp ma mị nhưng có thể giết người

Các hồ nước này nổi tiếng với không gian yên tĩnh và phong cảnh đẹp, nhưng chúng cũng ẩn chứa những nguy hiểm khó lường.

Đăng ngày: 25/08/2017
Núi lửa Nga giống lối vào địa ngục trong ảnh vệ tinh

Núi lửa Nga giống lối vào địa ngục trong ảnh vệ tinh

Các nhà khoa học tại NASA chụp ảnh núi lửa Shiveluch nằm trên bán đảo Kamchatka của Nga hôm 20/8 bằng thiết bị đo phóng xạ và phát xạ nhiệt (ASTER) trên vệ tinh Terra.

Đăng ngày: 25/08/2017
Xuất hiện cơn bão mới trên biển đông, cơn bão Pakhar

Xuất hiện cơn bão mới trên biển đông, cơn bão Pakhar

Sáng sớm nay (25/08), ở vùng biển ngoài khơi phía Đông Nam đảo Lu-Dông (Philippines) hình thành một cơn bão có tên quốc tế là Pakhar.

Đăng ngày: 25/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News