Bão Parma có đường đi dị thường

"Bão Parma đi chậm, loanh quanh và liên tục đổi hướng. Tối qua, nó đã quay vào đảo Luzon (Philippines) sau đúng 3 ngày rời khỏi hòn đảo này, tạo thành 2 nút thắt trên đường đi", ông Lê Thanh Hải, Phó giám Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, cho biết.

Theo ông Hải, sáng nay, bão đang hoành hành ở đảo Luzon, cường độ giảm còn cấp 8. Trong thời gian tới, có 3 khả năng xảy ra. Một là sau khi vào đảo Luzon, Parma sẽ xuôi về phía nam và quay ra phía đông của đảo này. Hai là bão hoành hành trên đảo và suy yếu. Khả năng thứ ba, nguy hiểm nhất là bão sẽ lại đi vào biển Đông lần thứ hai và có thể mạnh thêm do được tiếp thêm năng lượng.

Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Parma. Ảnh: NCHMF.

Sáng nay, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cũng như các đài khí tượng của Hong Kong, Hải quân Mỹ đều nghiêng về khả năng thứ ba, bão quay lại biển Đông lần thứ hai.

Tuy nhiên, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương vẫn cảnh báo do tác động của yếu tố môi trường quanh bão, đặc biệt là tương tác với siêu bão Melor (mạnh cấp 14) nên diễn biến của bão Parma còn có thể thay đổi.

Dự báo đường đi của đài khí tượng Hong Kong. Ảnh: Vnbaolut.com.

Được hình thành từ ngày 28/9 từ một áp thấp nhiệt đới ở vùng biển phía đông của Philippines, bão Parma nhanh chóng mạnh lên cấp 17, cấp mạnh nhất trong bảng phân loại gió Beaufort. Khi vượt qua đảo Luzon (ngày 3/10) với sức gió mạnh cấp 13-14, bão đã làm ít nhất 16 người thiệt mạng. Trưa 4/10, khi vào biển Đông, bão còn cấp 11-12.

Vòng đời của một cơn bão thường là 10-15 ngày, với Parma hôm nay đã là ngày thứ 10. Tuy nhiên, lịch sử từng ghi nhận ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có cơn bão Wayne tồn tại hơn 20 ngày, suốt từ 17/8 đến 6/9/1986, đường đi rất phức tạp, vào ra biển Đông tới 3 lần.

Đối phó với bão Parma, chiều 6/10, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương có công điện yêu cầu các tỉnh thành ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục thông báo cho chủ tàu thuyền biết vị trí, hướng di chuyển của bão để thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News