Bảo quản rau quả tươi như mới hái

Công nghệ tạo màng bọc mới cho phép giữ rau quả tươi như mới.

Đây sản phẩm nghiên cứu của Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

>>> Nhật sắp trình làng viên nang bảo quản rau quả

Công nghệ này được áp dụng thực nghiệm trên cam Vinh tại xã Đông Tảo – Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là lần thứ hai địa phương này tiến hành áp dụng công nghệ này với các loại quả như cam Vinh, bưởi Diễn…


Tạo màng sinh học bảo quản trái cây (Ảnh: Báo Hưng Yên)

Qua thực nghiệm cho thấy, cách làm đơn giản và thuận tiện; sản phẩm sau thu hoạch rất tươi, quả đều, màu vàng sáng, cuống vẫn xanh, không bị rụng cuống, về hình thức đạt khoảng 90% so với khi vừa hái. Khi bổ cam ra, giữ được hương thơm tinh dầu của cam Vinh như mới vừa thu hoạch.

Chế phẩm tạo màng là một loại dịch lỏng có thể dùng trực tiếp bằng cách phun, xoa, nhúng, lăn mảng để tạo một lớp mỏng lên trên bề mặt của quả.

Các sản phẩm tạo màng có khả năng làm chậm quá trình hô hấp, làm giảm sự mất nước tự nhiên, làm chậm quá trình chín hoặc sự già hóa của quả, giữ cho quả đảm bảo chất lượng, ít biến đổi về độ cứng và hương vị.

Theo TS. Nguyễn Duy Lâm, viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch – Bộ NN&PTNT cho biết: nguyên liệu để sản xuất chế phẩm tạo màng gồm: Sáp ong, nhựa cánh kiến, axit béo, dung dịch amoniac… Một lít chế phẩm có thể bảo quản được 0,5 – 1 tấn quả.

Ưu điểm nổi bật của công nghệ này là không đắt tiền, dễ sử dụng do kỹ thuật áp dụng đơn giản, không yêu cầu nhân lực trình độ cao, quy mô áp dụng rộng vì có thể sản xuất tập trung và quy mô hộ, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng…

Hiện nay các quy trình công nghệ sản xuất quy mô 200 tấn/năm đầu tiên tại Việt Nam đã bắt đầu đi vào hoạt động.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 27/06/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 27/06/2025
Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Đăng ngày: 26/06/2025
Cách chọn mua cây quất đẹp, bền, nhiều tài lộc đón Tết

Cách chọn mua cây quất đẹp, bền, nhiều tài lộc đón Tết

Chơi quất ngày tết là nét truyền thống của dân việt trong ngày tết, là biểu tượng của sự sung túc, thành đạt trong năm mới.

Đăng ngày: 26/06/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 25/06/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 25/06/2025
Những loài cây ăn thịt điển hình

Những loài cây ăn thịt điển hình

Từ ruồi, muỗi cho đến chuột, ếch nhái đều có thể trở thành con mồi cho các cây ăn thịt. Loài thực vật này sở hữu các loại bẫy tinh vi và khả năng cử động nhanh như chớp.

Đăng ngày: 24/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News