Bão quật đổ cột phát sóng phát thanh, 2 người tử vong

Cột phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam cao hơn 100m ở TP Đồng Hới (Quảng Bình) bị gió quật đổ, khiến 2 người chết, một người bị thương. Bão Wutip còn làm 26 người bị thương, hơn 5.400 nhà tốc mái...

>>> Siêu bão Wutip đổ bộ miền Trung, gió giật mạnh

Ông Mai Xuân Thọ, Trưởng công an TP Đồng Hới cho biết, khoảng 16h30, thời điểm siêu bão cấp 11-12 đổ bộ vào Quảng Bình, cây cột phát sóng cao hơn 100m của Đài Tiếng nói Việt Nam đã bị gió bão quật đổ. Anh Lê Thanh Nghị (41 tuổi) và Nguyễn Chí Thành (cán bộ của đài) tử vong tại chỗ, một người khác bị thương nặng đang được cấp cứu tại bệnh viện.


Cột phát sóng trung của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng Hới bị đổ sập. (Ảnh: Báo Quảng Bình)

Gió bão cũng đã làm gãy một cột thu phát sóng viễn thông tại huyện Lệ Thủy. Tối cùng ngày, gió bão đã tan nhưng toàn thành phố Đồng Hới và các huyện phụ cận đều mất điện, công tác khắc phục hậu quả cơn bão gặp nhiều khó khăn.

Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, bão Wutip đã làm 2 người chết, 26 người bị thương, hơn 5.400 ngôi nhà bị tốc mái, nhiều cây cối, cột điện đổ, gẫy.

Đến 19h ngày 30/9, lượng mưa đo được tại Quảng Bình phổ biến ở mức 100-200mm, có nơi lớn hơn như Mai Hóa 222mm, Ba Đồn 249mm, Đồng Hới 328mm. Lũ trên các sông ở Quảng Bình đang lên. 

Sau khi đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, 19h ngày 30/9, tâm bão Wutip ở trên khu vực biên giới các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình và nước Lào, sức gió mạnh nhất 102km một giờ (cấp 10). Vượt qua biên giới Việt - Lào, bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó di chuyển về phía Tây và suy yếu thành một vùng áp thấp, sức gió mạnh nhất ở gần tâm áp thấp giảm xuống dưới 39km một giờ (cấp 6).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News