Bão số 10 ra khỏi biển Đông, vẫn hướng vào Việt Nam
Bão số 10 đã vượt khỏi kinh tuyến 120, ra khỏi địa phận biển Đông của Việt Nam nhưng hướng bão vẫn chĩa về Việt Nam và có thể tiếp tục quay trở lại với cường độ mạnh hơn.
Bão có thể trở lại, cường độ mạnh hơn
Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng dự báo khí tượng hạn ngắn (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương) cho biết: “Bão số 10 hiện vẫn chịu tương tác của siêu bão Melor nên hướng đi và diễn biến vẫn còn phức tạp”.
Bão số 10 đang hoành hành trên đảo Lu - dông (Philippines). Dù đã vượt ra khỏi địa
phận nước ta nhưng bão vẫn hướng mũi di chuyển về Việt Nam và có thể sẽ mạnh lên
(Ảnh: NCHMF)
Theo ông Tuấn, ở thời điểm hiện tại, có 3 khả năng có thể xảy ra: Hoặc siêu bão Melor cuốn cơn bão số 10 ra xa ngoài khơi Thái Bình Dương (khả năng này chiếm khoảng 20%); hoặc bão số 10 tiếp tục di chuyển xung quanh đảo Lu-dông của Philippines, sau đó suy yếu (khả năng này chiếm khoảng 30%).
Khả năng thứ 3 được dự báo có thể xảy ra nhiều hơn (khoảng 50%) là bão số 10 tiếp tục loay hoay ở khu vực hiện tại rồi sau đó mạnh lên, tiếp tục hướng di chuyển vào địa phận biển Đông của Việt Nam.
“Đây là dự báo nên chúng tôi chọn khả năng xấu nhất để cảnh báo, đề phòng và cảnh giác cho các hoạt động trên biển. Mọi diễn biến của bão số 10 có thể còn thay đổi do phụ thuộc siêu bão Melor”, ông Tuấn nói.
Về vị trí hiện tại của cơn bão: Hồi 13 giờ ngày 7/10, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 122,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông đảo Lu – Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong khoảng từ 2 đến 3 ngày tới, bão số 10 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km.
Đến 13 giờ ngày 10/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc, 118,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 690 km về phía Đông Đông Bắc.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh.
Lũ quét ở Bình Thuận khiến 3 người chết, mất tích
Do mưa lớn ở thượng nguồn trên lưu vực sông Luỹ nên 5 xã thuộc huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) đã hứng chịu một trận lũ quét khiến 1 người chết, 2 người mất tích.
Ngoài ra, lũ quét còn làm 127 căn nhà ở 5 xã này bị sập, tốc mái và cuốn trôi; hơn 1.000ha hoa màu bị ngập, hỏng.
Về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho thấy, Kon Tum đang là điểm được tập trung cứu hộ mạnh nhất.
Trong ngày 6/10, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 sử dụng 150 cán bộ, chiến sĩ và 1 xe đầu kéo, 1 phà tự hành, 3 ô tô, giúp nhân dân tỉnh Kon Tum khắc phục hậu quả cơn bão số 9 gây ra.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
