Bão số 6 đột ngột "sống lại"

Vùng áp thấp suy yếu từ bão số 6 đột ngột tăng cấp trở lại hình thái một cơn bão thực sự vào sáng sớm nay và chuyển hướng đe dọa xuống các tỉnh Bắc Trung Bộ - diễn biến kỳ lạ nhất từng ghi nhận trong lịch sử khí tượng VN.

Theo tin bão khẩn cấp sáng 8/8 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sau khi tan thành vùng áp thấp, bão số 6 (Goni) bất ngờ mạnh trở lại. Sáng sớm nay, tâm bão nằm ở rìa phía tây đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Thanh Hoá - Nghệ An 270 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10.

Trong 24 giờ tới, bão số 6 di chuyển ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ 5-10 km mỗi giờ vòng quanh đảo Hải Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ. Sáng mai, tâm bão cách bờ biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế khoảng 220 km về phía Đông Bắc với sức gió tăng thêm một cấp. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh nguy hiểm có bán kính lên tới 150 km.  

Bão Goni mạnh lên, đe dọa vùng biển ven và các tỉnh Bắc Trung Bộ. (Ảnh: NCHMF)

Trên đường đi của bão, vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ và phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua có gió giật cấp 11. Do mưa lớn từ bão, các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế đối mặt với nguy cơ lũ lớn trên các sông suối, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của siêu bão Morakot đang hoành hành ở phía Bắc đảo Đài Loan, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Đà Nẵng đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam biển Đông có gió mạnh cấp 8. Riêng khu vực Đông Bắc biển Đông mạnh cấp 10, giật cấp 12. Sóng biển cao tới 5 mét. 

Sau khi nhận định bão tan vào hôm qua, Cơ quan khí tượng của Hải quân Mỹ đã phải vẽ lại hướng đi của bão Goni. (Ảnh: NRLMRY)

Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm, đây là cơn bão có diễn biến kỳ lạ nhất trong lịch sử khí tượng Việt Nam với nhiều lần đổi hướng, yếu đi rồi lại mạnh lên. Cơn bão sau khi thoát khỏi đất liền, được cung cấp thêm năng lượng và hơi ẩm từ mặt biển đã tăng cấp trở lại.

"Chúng tôi chưa bao giờ ghi nhận được cơn bão có hướng di chuyển ngược chiều kim đồng hồ và vòng quanh đảo Hải Nam. Các cơn bão nếu đổi hướng khi vào biển Đông thường đi ngược lên phía bắc theo hình parabol về hướng Nhật Bản", ông Hải cho biết.

Tuy không phải là cơn bão mạnh, bão Goni với diễn biến chưa từng có thách thức không chỉ Việt Nam mà còn với tất cả các cơ quan khí tượng của thế giới. Các đài khí tượng của Hồng Kông, Hải quân Mỹ, Nhật Bản... đều phát tin bão suy yếu thành vùng áp thấp và tan trên khu vực đảo Hải Nam vào hôm qua.

"Việc dự báo diễn biến bão Goni là rất khó khăn, đề nghị người dân tiếp tục theo dõi sát các bản tin tiếp theo", ông Hải nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News