Bảo tàng giữa rừng

Tại một vùng rừng núi hẻo lánh ở Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, có một "bảo tàng" đang lưu giữ hàng trăm giống động, thực vật quý được sưu tập từ khắp mọi miền đất nước.

Đó là Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, được Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lập nhằm bảo tồn nguồn gene bản địa. Nằm trên diện tích hơn 170 ha, song đội ngũ "vận hành" trạm chỉ có 8 người.

Công sở chốn thiên nhiên

“Cách xa dân hàng chục cây số, anh em chúng tôi thường đùa với nhau đây là "trại tù". Tuy nhiên làm việc ở đây lại thoải mái, không bị phụ thuộc giờ giấc như công chức”, TS Lê Đồng Tấn, Trưởng trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, nói.

TS Lê Đồng Tấn giới thiệu 88 loài cây được mang về trồng ở trạm (Ảnh: H. Quân)

TS Tấn cho biết, công việc chủ yếu của trạm là chăm sóc các giống cây bản địa được sưu tầm trên khắp cả nước đưa về. Tất cả các cây được trồng bổ sung ở đây đều được các nhà khoa học gắn số hiệu và theo dõi bằng hệ thống định vị. Các thông tin về nguồn gốc, sự phân bố, tình hình sinh trưởng đều được cập nhật định kỳ, nhằm xây dựng một kho dữ liệu đầy đủ. “Có khi theo dõi cả đời không xong vì nhiều loài cây có vòng đời lớn hơn tuổi con người”, TS Tấn nói.

Hơn 1 năm nay, KS Trịnh Xuân Thành là người duy nhất ở trạm chịu trách nhiệm quản lý, trông coi cây cối. “Công việc này phù hợp với chuyên môn và sở thích của tôi. Nhưng tôi mới vào làm, kinh nghiệm đi rừng và làm việc thực địa ít nên cho đến nay, chỉ riêng việc nhớ tên các loài cây và đặc điểm của chúng cũng không hề đơn giản. Hồi mới vào, ngay cả cây có nhựa độc tôi cũng không biết nên tôi vặt thử lá xem thế nào nên đã bị ngứa khủng khiếp”, KS Thành kể.
Ngoài trạm trưởng và trạm phó, trạm Mê Linh còn có bốn bảo vệ chịu trách nhiệm trông coi bảo vệ các trạm khỏi sự tác động của con người từ bên ngoài. Khi đi tuần, từ sáng sớm, họ đi bộ xuyên rừng đến chiều tối mới hết một vòng và trở về. “Tuy việc trông coi tốn công sức nhưng bù lại người dân ở đây có ý thức bảo vệ, giữ gìn cho trạm, nên chưa xảy cháy rừng như các khu vực xung quanh”, một bảo vệ ở đây cho biết.

Triển lãm âm thầm

TS Tấn kể, khi tiếp nhận khu vực rộng hơn 170ha để thành lập trạm vào năm 1999, phần diện tích rừng tự nhiên nhân tạo của trạm này chỉ được người dân trồng cây keo và thảm guột tự nhiên. "Hiện trạm có hơn 1.200 chủng loại cây tự nhiên và nhân tạo", TS Tấn nói.

"Hệ sinh thái" của trạm giờ đây không chỉ có các loài cây bản địa mà còn được bổ sung 88 loài thực vật trên khắp đất nước như kim giao, nghiến, sưa, sao đen, nhội, lát hoa, vàng anh, kháo, chò nâu... Một số loài hươu, rùa… bản địa cũng được được các nhà khoa học đưa tới đây nuôi. "Bộ sưu tập động vật ở trạm hiện chỉ có 11 loài rùa với hơn 50 cá thể và 8 con hươu. Các loài rùa như rùa Trung Bộ, Đất Lớn, Bốn Mắt, Núi Vàng, Sê-pôn, Sa nhân... được nuôi trong môi trường tự nhiên và bán tự nhiên để so sánh. Trạm chỉ mới có một nhân viên kiêm nhiệm cho động vật ăn và theo dõi sức khỏe của chúng",  TS Tấn cho biết.

Phần lớn rùa được tiếp nhận từ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn hoặc từ các nghiên cứu khoa học, còn hươu được mang từ vùng núi phía tây Nghệ An về.

Hơn 300 mẫu lan đều được gắn số hiệu để theo dõi (Ảnh: H. Quân)

"Bộ sưu tập" đáng kể nhất của Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là vườn lan với hơn 300 mẫu. Các mẫu hoa lan được mang về chủ yếu từ các địa phương vùng núi phía Bắc. Hệ thực vật ở trạm được chia thành các bộ, gồm bộ thực vật trên núi đất, thực vật trên núi đá, thực vật  hạt trần, bộ tre trúc, thực vật ưa ẩm, thực vật thủy sinh…

TS Tấn cho biết, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đang quy hoạch một khu vực rộng 10ha để phát triển đa dạng hệ động vật hoang dã trong môi trường bán tự nhiên. “Trong 20 - 30 năm nữa, trạm này sẽ được xây dựng thành một triển lãm sống về các loài động thực vật đa dạng vật bậc nhất. Các vườn thực vật trên thế giới mới chỉ có hệ thực vật chuyên ngành”, TS Tấn nói.

Từ khóa liên quan:

bảo tàng

rừng

vườn lan

sinh thái

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News