Bảo tồn động vật nhờ tạo ra tế bào gốc đông lạnh

Các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo ra một “vườn thú từ tế bào gốc đông lạnh”.

2 loài vật được thử nghiệm đầu tiên là: khỉ đầu chó và tê giác trắng miền bắc. Cả 2 loài này đều có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ cao.

Bảo tồn động vật nhờ tạo ra tế bào gốc đông lạnh
Tế bào gốc đông lạnh giúp phục hồi đa dạng sinh học của các loài
có nguy cơ tuyệt chủng như tê giác trắng và khỉ đầu chó

Để tạo ra những tế bào gốc, các nhà nghiên cứu sử dụng các gene tương tự như tạo ra tế bào gốc của con người, họ cấy các gene vào các tế bào da của động vật. Họ đã cố gắng sử dụng gene từ chính bản thân loài động vật và họ hàng của chúng, nhưng sau hơn một năm cố gắng họ có rất ít thành công.

”Kỹ thuật mới không đạt được hiệu quả nhiều, chỉ chuyển đổi một vài tế bào thành tế bào gốc tại cùng một thời điểm, nhưng như vậy là đủ”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Tế bào gốc được đánh giá cao, bởi vì chúng có thể biến thành bất kỳ loại tế bào trong cơ thể. Các tế bào thậm chí có thể được biến thành các tế bào tinh trùng hoặc trứng, và được sử dụng trong hỗ trợ sinh sản tạo ra các cá thể của các loài.

Các nhà nghiên cứu đã lựa chọn 2 loài động vật trên bởi vì chúng có thể được hưởng lợi từ các tế bào gốc.

Các con khỉ đầu chó hay bị bệnh tiểu đường khi bị giam trong vườn thú. Tế bào gốc có thể điều trị bệnh tiểu đường đang được nghiên cứu ở người có thể áp dụng cho động vật linh trưởng. Chúng còn là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao, các tế bào gốc có thể hỗ trợ nó sinh sản.

Tê giác trắng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên hành tinh. Hiện tại có 7 con được nuôi nhốt, trong đó có 2 con ở vườn thú Safari Park tại San Diego. Chúng đã không sinh sản trong nhiều năm, dân số lại quá nhỏ, gây ảnh hưởng tới đa dạng di truyền sinh học.

Nếu các nhà nghiên cứu có thể sử dụng tế bào gốc để làm cho tinh trùng và trứng từ các tế bào da của động vật đã chết trong sở thú đông lạnh, họ có thể giúp đa dạng di truyền và tăng dân số các loài động vật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật liệu polyme nhạy sáng nhanh chóng chuyển thể từ cứng sang mềm

Vật liệu polyme nhạy sáng nhanh chóng chuyển thể từ cứng sang mềm

Loại vật liệu này bao gồm các phân tử nhạy sáng được sử dụng để thay đổi cấu trúc bên trong của vật liệu.

Đăng ngày: 23/07/2018
Trung Quốc sắp xây đường tàu siêu tốc 1.200km/h

Trung Quốc sắp xây đường tàu siêu tốc 1.200km/h

Đường tàu Hyperloop với tốc độ cận siêu thanh sắp được xây dựng ở tây nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Đăng ngày: 21/07/2018

"Cá voi bay" Beluga XL cất cánh lần đầu tiên

Airbus trình làng mẫu máy bay trước đám đông hơn 10.000 người gần trụ sở chính của công ty ở Toulouse, Pháp.

Đăng ngày: 21/07/2018
Khẩu trang có quạt, van thoát khí cho ngày nắng nóng

Khẩu trang có quạt, van thoát khí cho ngày nắng nóng

Sản phẩm có thiết kế tương tự như mẫu khẩu trang thông thường và được bổ sung thêm nhiều bộ phận như tấm lọc không khí, mặt nạ hai lớp.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ngôi nhà thoắt ẩn, thoắt hiện như trong phim viễn tưởng đã có ngoài đời thực

Ngôi nhà thoắt ẩn, thoắt hiện như trong phim viễn tưởng đã có ngoài đời thực

Chỉ bằng một thao tác trên điện thoại, bạn có thể làm ngôi nhà này biến mất hoặc hiện ra chỉ trong "một nốt nhạc".

Đăng ngày: 19/07/2018
Kỳ lạ pin mặt trời lấy năng lượng từ vi khuẩn

Kỳ lạ pin mặt trời lấy năng lượng từ vi khuẩn

Loại pin này không chỉ tích được dòng điện mạnh hơn các thiết bị trước đó mà còn hoạt động hiệu quả cả trong ánh sáng mạnh và ánh sáng yếu.

Đăng ngày: 19/07/2018
Thiết bị cầm tay giúp “giải mã” chất lượng thực phẩm trong nháy mắt

Thiết bị cầm tay giúp “giải mã” chất lượng thực phẩm trong nháy mắt

Thiết bị nhỏ gọn có thể bỏ vừa túi quần, được giới thiệu dưới đây, sẽ chính là một công cụ đắc lực giúp bạn và gia đình mình có được một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News