Bão tuyết lịch sử ở bờ Đông nước Mỹ qua ảnh vệ tinh
Phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA chụp ảnh cơn bão tuyết lịch sử ở bờ Đông nước Mỹ từ Trạm Vũ trụ Quốc tế trong sáng 23/1.
Hình ảnh một số thành phố ở bờ Đông nước Mỹ chìm trong bão tuyết cùng ánh đèn bị che phủ dưới những đám mây dày. Phi hành gia Scott Kelly của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp bức ảnh từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ngày 23/1. (Ảnh: Twitter).
Một bức ảnh khác về trận bão tuyết lịch sử tấn công nước Mỹ chụp từ ISS ngày 23/1 được Kelly chia sẻ trên Twitter. Cơn bão có thể phủ lượng tuyết dày hơn 75 cm tràn qua các bang ở bờ Đông nước Mỹ từ ngày 22/1, gây mất điện trên diện rộng và gián đoạn giao thông ở nhiều tuyến đường. USA Today ước tính, hơn 85 triệu người (bằng khoảng 1/4 dân số Mỹ) ở ít nhất 20 bang nằm trên đường đi của bão. (Ảnh: Twitter)
Bão tuyết phủ trắng xóa bờ Đông trong ảnh vệ tinh của NASA. Cơn bão đi theo lộ trình từ các bang Nam Đại Tây Dương, tràn vào bờ Đông, sau đó đi lên phía bắc. (Ảnh: Twitter)
Cảnh bão tuyết chụp từ vệ tinh Suomi NPP của NASA lúc 2h15 (giờ miền Đông). Vệ tinh Suomi NPP ghi nhận hệ thống bão tuyết trải dài từ vùng New England tới bang Florida. Chúng đã di chuyển về phía đông bắc và đem lại những trận bão tuyết cho các thành phố như Washington và Baltimore. (Ảnh: Twitter)
Ảnh vệ tinh cho thấy tuyết phủ trắng khu vực Trung Đại Tây Dương. (Ảnh: NASA)
Trận bão không chỉ gây ra lượng tuyết rơi ở khu vực Trung Đại Tây Dương, mà còn tạo ra kiểu thời tiết khắc nghiệt ở Vùng bờ Vịnh. Ảnh vệ tinh cho thấy lượng mưa trong khu vực. (Ảnh: NASA)

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).
