Bão Utor vượt qua đảo Luzon, tiến vào biển Đông
Trưa nay (12/8), bão UTOR đã vượt qua đảo Lu – Dông (Philippin) và đi vào phía Đông khu vực Bắc biển Đông - cơn bão số 7.
>>> Trưa nay bão số 7 sẽ tiến vào biển Đông
Hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 119,5 độ Kinh Đông. Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 780 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 13/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Ảnh đường đi và vị trí của cơn bão
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 13 giờ ngày 14/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là từ 150 đến 166km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội. Từ sáng mai (13/8), vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh dần lên cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.
Ngoài ra, sau khi đổi hướng di chuyển về phía Đông, trưa nay áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Hồi 13 giờ, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở và khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa. Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp này tiếp tục di chuyển về phía Đông, mỗi giờ đi được khoảng 10–15km, suy yếu và tan dần.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
