Bảo vật Chăm sang Mỹ trưng bày

Toàn bộ 5 bảo vật văn hóa Chăm được lưu giữ tại Bảo tàng điêu khắc Chăm, Đà Nẵng đang hoàn tất các thủ tục để lên đường sang Mỹ triển lãm ra mắt công chúng và phục vụ cho các nhà khoa học nghiên cứu về nền văn hóa Chăm ở Việt Nam…

Các cổ vật Chăm này được Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Hoa Kỳ) mượn để trưng bày bắt đầu từ cuối tháng 3 kéo dài đến tháng 7/2013. UBND TP. Đà Nẵng đồng ý đưa 5 cổ vật quốc gia gồm Phù điêu Nam thần (ký hiệu 20.2), Phù điêu bán thân Nữ thần (ký hiệu 802/Đ43), Tượng thần Ganesa (ký hiệu 5.1), Đản sinh Brahma (ký hiệu 17.8) và Thần Shiva (ký hiệu 3.5) sang triển lãm.


Đản sinh Brahma được lưu giữ tại bảo tàng Chăm Đà Nẵng chuẩn bị lên đường sang Mỹ.

Đây là những cổ vật điêu khắc Chămpa có niên đại hàng ngàn năm tuổi được xếp vào bảo vật quốc gia.

Hồ sơ được lập của Bảo tàng điêu khắc Chăm, Đà Nẵng cho biết: Bức phù điêu Đản sinh Brahma có niên đại từ thế kỷ VII. Đây là phù điêu mang phong cách điêu khắc Mỹ Sơn E1 (Quảng Nam) với nội dung về một câu chuyện thần thoại Ấn Độ giáo, liên quan đến sự ra đời của thần sáng tạo Brahma và được đưa về Bảo tàng bảo quản lưu giữ từ năm 1935.

Tượng thần Ganesa có niên đại từ thế kỷ VII, được làm bằng chất liệu sa thạch hình ảnh mình người, đầu voi với chiếc vòi dài, bụng phệ, ở dạng đứng hiện đang được bảo quản tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng. Ganesa được phát hiện tại tháp B3 Mỹ Sơn và được đưa về bảo tàng từ năm 1918.

Bức tượng thần Shiva được mô tả như một con người nửa đàn ông, nửa đàn bà có niên đại từ thế kỷ 13.


Tượng thần Ganesa tại bảo tàng Chăm Đà Nẵng.

Theo tôn giáo cổ đại ở Ấn Độ, Shiva là vị thần tử tế và che chở nhưng cũng là vị thần đáng sợ, có mặt ở các chiến trường và giàn hỏa táng. Là thần sáng tạo, Shiva cũng là vị thần thời gian do đó là vị thần hủy diệt.

Mặc dù Shiva đem lại chết chóc nhưng vị thần này cũng chinh phục cái chết cùng bệnh tật và được cầu khấn mỗi khi chữa bệnh.

Toàn bộ 5 bảo vật Chăm đang được cơ quan chức năng hoàn tất các thủ tục cần thiết để chuẩn bị lên đường sang Hoa Kỳ dự triển lãm ra mắt công chúng.

Để vận chuyển và bảo quản tuyệt đối an toàn cho 5 bảo vật này, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Hoa Kỳ) đã mua bảo hiểm trị giá lớn cũng như đưa ra các phương án bảo vệ khi vận chuyển và trưng bày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News