Bar, pub mở nhạc lớn có khiến chúng ta uống nhiều hơn?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì những điều xung quanh trong không gian đó như ánh sáng, mùi hương, âm thanh,… ảnh hưởng đến sức mua, cách mà người tiêu dùng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Ví dụ như nhạc classical thường được mở trong những gian hàng xa xỉ phẩm, nhạc dance thường được sử dụng tại bar, pub hay những lễ hội lớn cần năng lượng của đám đông. Khác thể loại sẽ có những tác động ít nhiều đến tâm lý, hành vi của người tiêu dùng. Vậy nếu, âm lượng mở khác nhau thì có ảnh hưởng gì đến hành vi của người đang thụ hưởng dịch vụ đó hay không?


Âm lượng mở khác nhau thì có ảnh hưởng gì đến hành vi của người đang dùng dịch vụ đó.

Câu trả lời là có. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quán bar, nếu nhạc được mở lớn sẽ làm cho khách uống nhanh hơn, và ở trong đó ít thời gian hơn.

“Những nghiên cứu trước chỉ ra rằng nhạc mở nhanh có thể khiến người ta uống nhanh hơn và sự khác biệt của việc có mặt của âm nhạc sẽ tác động nhiều đến thời gian của họ trong bar” – Nicolas Gúeguen, giáo sư khoa học hành vi của đại học Bretagne-Sud (Pháp), người đã hỗ trợ tác giả cho nghiên cứu nói rằng: “Đây cũng là lần đầu tiên có bài thực nghiệm về tác động của nhạc mở lớn đến nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm có cồn".

Nhóm nghiên cứu đã đến 2 quán bar vào 3 buổi tối thứ bảy trong một thành phố phía Tây nước Pháp. 40 nam giới độ tuổi từ 18 đến 25 tham gia vào buổi khảo sát mà họ không biết mình đang được quan sát, mỗi người được phục vụ một ly bia 250ml. Với sự cho phép của chủ quán, những người quan sát sẽ thao tác ngẫu nhiên các mức âm thanh (khi thì 72dB – mức được xem là bình thường, khi thì 88dB – mức âm lượng lớn) với 40 bài hát quen thuộc. Khi những người được chọn tham gia cuộc khảo sát rời khỏi quán, mức âm thanh lại được chọn ngẫu nhiên với những người mới vô quán được chọn.

Kết quả cho thấy, mức cường độ âm thanh lớn sẽ khiến khách uống nhanh hơn đi đôi với thời gian lưu lại quán ít hơn.


Mở nhạc lớn có thể gây ra hiệu ứng tiêu cực trong vấn đề tương tác, khách sẽ uống nhiều hơn và ít nói chuyện lại.

Gúeguen và cộng sự của ông đã đưa ra 2 giả thuyết: “Một, đó là sự đồng thuận với những nghiên cứu trước đây về âm nhạc, đồ ăn, thức uống, âm thanh lớn có thể gây kích động, từ đó dẫn tới việc người ta uống nhanh hơn và gọi nhiều hơn”; “Hai, mở nhạc lớn có thể gây ra hiệu ứng tiêu cực trong vấn đề tương tác, giao tiếp trong quán, như thế, khách sẽ uống nhiều hơn và ít nói chuyện lại".

Ở Pháp, hơn 70.000 người chết mỗi năm vì nghiện rượu mãn tính và “đồ uống có cồn” liên quan đến phần lớn các vụ tai nạn xe hơi chết người ở đây. “Chúng tôi đã chứng minh được rằng âm nhạc được phát trong quán bar có liên quan đến lượng tiêu thụ rượu, bia”. Gúeguen nói: “Chúng tôi khuyến khích những người chủ quán bar chơi nhạc ở mức độ vừa phải để người tiêu dùng nhận thức rằng âm lượng của nhạc tác động đến lượng tiêu dùng thức uống có cồn".

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất