Bắt được rùa lạ, nghi là loài rùa biển cực kỳ quý hiếm

Khoảng 7 giờ sáng ngày 1/5, một ngư dân vùng biển Quỳnh Lưu, Nghệ An bất ngờ phát hiện một con rùa với vẻ ngoài khá lạ, bị dạt vào một lạch biển. Ngay lập tức con rùa lạ được ngư dân này dùng dây thừng néo lại bến.

Sự việc bắt được con rùa lạ khiến nhiều người dân nơi đây xôn xao, tò mò kéo đến xem. Anh Nguyễn Văn Hương - một ngư dân - cho biết: "Chúng tôi chưa từng thấy con rùa hình dáng kỳ lạ này bao giờ. Nó to quá, nặng khoảng 4 tạ đấy, nó cũng hiền lắm...".

Ý kiến của anh Hương cũng được nhiều người đồng tình. Họ đều khẳng định chưa từng nhìn thấy con rùa lạ thế này và rất mong cơ quan chuyên môn xác định rõ loài rùa này.

Theo quan sát của phóng viên, mai rùa màu đen bóng, trên mai có 8 kẻ sọc, dài khoảng 1m8, thân ngang khoảng 1m, ước chừng nặng 3,5 - 4 tạ. Theo tính toán phải có khoảng 8 người hợp sức mới khiêng được con rùa này lên.

Hiện con rùa vẫn sống khỏe mạnh. Người phát hiện ra rùa cho biết tổ chức hoặc cá nhân nào muốn sở hữu con rùa lạ này phải trả ông ít nhất 10 triệu đồng.

Một số hình ảnh về con rùa lạ được ngư dân biển Quỳnh Lưu phát hiện hôm 1/5:


Nhiều người muốn lại gần xem rùa


Mai rùa khá lạ


Con rùa lạ đang bị neo bên bờ biển bằng dây thừng.

Qua tìm hiểu phóng viên phán đoán con rùa lạ nói trên là rùa luýt - một loài động vật cực kỳ quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ.

Theo thông tin trên Internet, rùa luýt, loài rùa biển lớn nhất thế giới và đang có tên trong danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng, xuất hiện trên trái đất từ hơn 100 triệu năm trước, là một trong những loài sống trên quy mô rộng nhất thế giới. Chúng có thể dài tới 3m khi trưởng thành, tuy nhiên dân số của chúng hiện đang bị suy giảm nhanh, chủ yếu do hoạt động đánh bắt cá và bị con người lấy trứng.

Mới đây, vào ngày 17/2/2011, các chuyên gia bảo tồn Khairul Amra - Indonesia cho biết họ vừa tìm thấy một con rùa luýt trên một bờ biển ở đảo Sumatra, Indonesia.

Con rùa luýt được phát hiện tại Indonesia vào tháng 2/2011 có vẻ ngoài, đặc biệt là phần mai, khá giống với con rùa ngư dân Quỳnh Lưu vừa bắt được.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News