Bất ngờ phát hiện cách thức liên lạc lạ của neuron thần kinh

Các nhà khoa học mới tìm ra được cơ chế hoàn toàn mới chi phối cách các tế bào thần kinh trong não bộ liên lạc với nhau để điều chỉnh quá trình học và nhớ.

Não người có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh và mỗi tế bào lại có khoảng 10.000 kết nối với những tế bào khác. Những liên kết này yếu hay mạnh là phụ thuộc vào các cơ chế hoạt động khác nhau của não bộ. Đây cũng là đối tượng mà các nhà khoa học dày công nghiên cứu, tìm hiểu.

Đến nay, các nhà khoa học đã biết đến cơ chế LTP "sự tăng cường tiềm năng dài hạn". Cơ chế này cho phép tăng cường dòng thông tin chảy ra các khớp nối.

LTP giúp tăng cường kết nối giữa các tế bào để giúp thông tin truyền qua được hiệu quả. Nó cũng đóng vai trò trong nhiều bệnh thoái hóa thần kinh. Chẳng hạn khi LTP hoạt động mạnh, bạn sẽ đối diện với nguy cơ bị rối loạn thần kinh như động kinh nhưng khi LTP hoạt động kém, bạn dễ mắc bệnh Alzheimer.


LTP được điều khiển bởi hoạt động của một protein đặc biệt có tên thụ thể NMDA.

Theo thông tin mà các nhà khoa học có được, LTP được điều khiển bởi hoạt động của một protein đặc biệt có tên thụ thể NMDA.

Tuy vậy, mới đây các nhà khoa học Anh mới khám phá ra một loại LTP hoàn toàn mới và LTP có cách thức điều chỉnh cũng vô cùng khác lạ.

Kết quả này có được sau khi các nhà khoa học tìm hiểu về sự hình thành các khớp nối dây thần kinh (các kết nối của tế bào thần kinh) trong phòng thí nghiệm. Họ thấy rằng cơ chế hoạt động mới của LTP được điều khiển bởi phân tử thụ thể Kainate.

Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đã khám phá ra một cơ chế hoàn toàn mới có thể điều khiển được khả năng học hỏi và ghi nhớ.

"Việc bóc tách được sự tương tác giữa các thụ thể tín hiệu trong não không chỉ cho chúng ta biết được cách thức hoạt động bên trong não bộ mà còn cung cấp một cái nhìn trực quan về quá trình chúng ta hình thành ký ức mới. Nếu chúng ta có thể duy trì được các tín hiệu này thì chúng ta có thể tránh được các bệnh về thần kinh" – Milos Petrovic thuộc Đại học Trung tâm Lancashire cho hay.

Khám phá này mở ra những hướng nghiên cứu mới giúp chúng ta tìm hiểu được cụ thể hơn cách thức não bộ hoạt động đồng thời có thể giúp tìm ra những phương pháp điều trị mới cho các rối loạn thoái hóa thần kinh não bộ gây ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 08/02/2025
10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết

10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết

Những mẹo sau đây là những công đoạn và bí quyết để giúp bạn có được nồi bánh chưng ngon đón tết.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Cúng ông công ông táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23/12. Tại sao lại như vậy và lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?

Đăng ngày: 03/02/2025
Mẹo chọn bánh chưng an toàn và cách bảo quản

Mẹo chọn bánh chưng an toàn và cách bảo quản

Đừng vì mẫu mã đẹp mà vội mua những chiếc bánh chưng có màu xanh mướt nhé vì rất có thể chúng được luộc cùng với pin đấy.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News