Bất ngờ trước khám phá "độc nhất vô nhị" về nền văn minh Ai Cập cổ đại

Mới đây, các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát hiện ra một nghĩa trang Ai Cập thời tiền sử, điều đặc biệt là nghĩa trang này không giống bất cứ thứ gì họ từng tìm thấy trước đây.

Ai Cập cổ đại sở hữu một bề dày lịch sử đồ sộ, nền văn minh bí ẩn thu hút trí tưởng tượng của hàng triệu người. Nhà Ai Cập học người Anh William Matthew Flinders Petrie từng công bố nghiên cứu của mình, trong đó nổi bật có những mảnh vỡ từ bức tượng khổng lồ của Ramses II, một pharaoh Ai Cập.


Phát hiện nghĩa trang "độc nhất vô nhị" từ thời Ai Cập tiền sử. (Ảnh: Youtube).

Được biết, các pharaoh bắt đầu cai trị ở Ai Cập vào năm 3.000 trước Công nguyên, khi Thượng và Hạ Ai Cập thống nhất. Chế độ bị bãi bỏ vào năm 343 trước Công nguyên, tuy nhiên những pharaoh đã khẳng định mình là những vị vua bất tử của đất nước thông qua những công trình, kiến trúc lăng mộ nguy nga, rộng lớn. Mặc dù vậy, trước thời các pharaoh thậm chí còn tồn tại một xã hội cổ xưa hơn.

Ai Cập tiền sử trải dài từ thời kỳ định cư sớm nhất của con người đến đầu thời kỳ các pharaoh, nơi những vị vua cai trị thần dân của họ. Vào năm 2015, các nhà khảo cổ tiến hành đào bới tại Hierakonpolis, thủ đô tôn giáo và chính trị của Thượng Ai Cập vào cuối thời kỳ tiền sử, và bắt gặp một cảnh tượng chưa từng có. Phát hiện của họ được bật mí trong bộ phim tài liệu trên Kênh Smithsonian, "Bí mật: Quái vật của các Pharaoh".

Các cuộc khai quật do nhà khảo cổ học Renée Friedman và nhóm của bà thực hiện đã tìm ra một loạt xác động vật có nguồn gốc từ khắp lục địa châu Phi. Sau đó, những cuộc điều tra sâu hơn đã làm rõ rằng những con vật này được nuôi nhốt để làm phục vụ cho con người.

Đối với Friedman, chỉ có một lời giải thích khả thi: "Về bản chất, đây là vườn thú đầu tiên trên thế giới. Họ đã làm điều này từ hơn 6.000 năm trước, thậm chí còn trước cả khi phát minh ra chữ viết, trước luôn cả khi chế tạo ra bánh xe của thợ làm gốm. Và đặc biệt nhất, công trình này còn xuất hiện từ trước những kim tự tháp của nhà vua".


Nền văn minh cổ đại của Ai Cập có lẽ được biết đến nhiều nhất với việc xây dựng các kim tự tháp. (Ảnh: Getty).

Các loài động vật đóng vai trò quan trọng trong biểu tượng tôn giáo của Ai Cập, tạo nên phong cách nghệ thuật huyền thoại của đất nước và cũng ảnh hưởng đến văn hóa của các vương quốc sau này. Friedman nói: "Nhiều loài động vật trong số này đã được chôn cùng một lúc, vì niên đại của chúng gần như giống hệt nhau".

Điều thú vị là các loài động vật không chết vì nguyên nhân tự nhiên, chúng đều bị giết và chôn cất một cách có hệ thống xung quanh những người cai trị. Đứng trước ngôi mộ của một người cai trị, bà Friedman giải thích: "Người cai trị này, giống như những người khác xung quanh, đều được chôn giữa một số loài động vật. Có một con báo, khỉ đầu chó, oryx, cá sấu và một con đà điểu".

Nghiên cứu của nhóm cho thấy rằng khi một người cai trị chết, những con vật sẽ bị giết và chôn cùng với ông ta. Điều này có lẽ để đảm bảo rằng chúng sẽ bảo vệ và đồng hành cùng người cai trị đến thế giới bên kia.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất