Bất ngờ với loài vật có vẻ ngoài thánh thiện nhưng lại khiến cá sấu và báo đốm bỏ chạy khi gặp

Sau khi chứng kiến cảnh loài vật đáng yêu này chủ động tấn công cá sấu và báo đốm, các nhà khoa học đều cảm thấy vô cùng bất ngờ.

Từ một sự tình cờ, máy quay ở Công viên Quốc gia Lake Woodruff thuộc bang Florida, Mỹ đã ghi lại màn tấn công đầy thảm khốc giữa một con rái cá và một con cá sấu. Trái với suy nghĩ của nhiều người, con vật bị đánh bại và ăn thịt lại là cá sấu.


Trong cuộc chiến bất ngờ, rái cá dễ dàng đánh thắng cá sấu. (Ảnh: Baidu)

Theo những gì video ghi lại, con rái cá dễ dàng dồn cá sấu vào 1 gốc cây rồi ghì nó xuống và cắn vào phần lưng của nó. Dù có kích thước tương đương nhau nhưng cá sấu hoàn toàn không có cơ hội đánh trả.

Trong một đoạn video khác được quay lại ở Amazon, một con rái cá thản nhiên đột nhập vào lãnh địa của bầy cá sấu caiman. Không chỉ không sợ hãi, nó còn vô tư nằm "uốn éo" bên cạnh những "hung thần" máu lạnh. Còn những con cá sấu thậm chí không có phản ứng mà còn tìm cách né tránh nó.


Một con rái cá liều lĩnh đột nhập lãnh thổ cá sấu và trêu chọc chúng. (Ảnh: Baidu)

Sau đó, nhiều đoạn video ghi lại cảnh những con rái cá khổng lồ ở trong rừng rậm Nam Mỹ tấn công cá sấu caiman. Thậm chí, vào năm 2019, bên bờ sông São Lourenço, gần trạm nghiên cứu báo đốm của Brazil, Ailton Lara, giám đốc của Pantanal Nature đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng 1 con báo đốm sợ hãi bỏ chạy khi chạm mặt đàn rái cá. Thật khó tưởng tượng được, một loài vật có khuôn mặt đáng yêu như rái cá lại có thể khiến những loài được mệnh danh là hung thần đáng sợ của rừng Amazon phải sợ hãi.


Báo đốm bị đàn rái cá dọa tới mức "chạy té khói". (Ảnh: Baidu)

Ở vùng đầm lầy Nam Mỹ, cá sấu caiman được mệnh danh là nỗi ám ảnh của các loài sinh vật sinh sống ở đây. Cá sấu Caiman và cá sấu mõm ngắn Mỹ là hai loài lớn nhất trong họ Alligatoridae còn tồn tại cho đến ngày nay. Cá sấu Caiman tập trung sinh sống chủ yếu ở các môi trường đất ngập nước trên khắp Trung và Nam Mỹ.

Caiman là loài cá sấu có thân hình to lớn, đầu phẳng với cái mũi hơi dẹt và chiếc đuôi dài chạy theo chiều dọc cơ thể. Chúng có bộ hàm chắc khỏe cùng hàm răng sắc nhọn nên cá sấu Caiman có thể xé xác con mồi một cách dễ dàng.


Cá sấu Caiman được mệnh danh là những kẻ săn mồi đáng gờm của vùng Trung và Nam Mỹ. (Ảnh: Baidu)

Cá sấu Caiman là những kẻ săn mồi đáng gờm. Do lối sống chủ yếu là thủy sinh nên chúng chủ yếu ăn cá, động vật giáp xác và các động vật thủy sinh kích thước nhỏ. Chúng cũng thường săn các loài chim (đặc biệt là chim nước) cùng với các loài lưỡng cư và động vật có vú như lợn hoang…

Tuy cá sấu Caiman có kỹ năng săn mồi vượt trội ở vùng đầm lầy nhưng chúng lại không thể chống cự lại những con rái cá khổng lồ Nam Mỹ.


Dù có kỹ năng săn mồi vượt trội nhưng cá sấu Caiman vẫn phải chịu thua trước rái cá. (Ảnh: Baidu)

Rái cá khổng lồ sống ở dọc miền Bắc Trung của Nam Mỹ, chủ yếu trên và dọc con sông Amazon và vùng Pantanal. Chúng có chiều dài cơ thể lớn nhất trong tất cả các loài thuộc họ nhà chồn, dù rái cá biển có thể nặng hơn. Các con đực dài từ 1,5-1,8 m và các con cái vào khoảng 1,5-1,7 m. Chiếc đuôi với cơ chắc khỏe của loài này có thể dài tới 70 cm trên toàn bộ chiều dài cơ thể. Thế nhưng, đã có những báo cáo về bộ da và những con sống của loài này cho thấy có những con đực to lớn đặc biệt với chiều dài lên tới 2,4 m. Khối lượng của rái cá khổng lồ đực có thể từ 32 tới 45,3 kg và 22 tới 26 kg với con cái.


Trái với vẻ đáng yêu, rái cá khổng lồ lại là đối thủ đáng gờm của cá sấu ở Amazon. (Ảnh: Baidu)

Rái cá khổng lồ bơi và lặn rất giỏi do chân của nó có màng và đuôi dẹt. Chúng có thể bơi với vận tốc 14km/h và bơi được một đoạn 100m chỉ trong 30 giây. Rái cá khổng lồ sống phần lớn thời gian ở dưới nước để bắt và ăn cá. Chúng cần nạp một lượng thức ăn lớn, thường là từ 2,7kg - 4kg thức ăn mỗi ngày. Ngoài cá, thức ăn của chúng còn có trăn, cá sấu, loài giáp xác và những sinh vật biển khác.

Rái cá khổng lồ có thị lực rất tốt để săn mồi. Ngoài mắt, chúng còn sử dụng râu để phát hiện con mồi trong nước bằng việc phát hiện những thay đổi trong áp suất nước và dòng chảy.


Rái cá khổng lồ được mệnh danh là "sói sông" nhờ khả năng chiến đấu mạnh mẽ ở dưới nước. (Ảnh: Baidu)

Trái ngược với vẻ ngoài thân thiện, rái cá khổng lồ còn được mệnh danh là "sói sông" nhờ sở hữu khả năng chiến đấu không thua kém gì báo đốm khi ở dưới nước. Chúng thường đi theo đàn và rái cá không hề sợ hãi bất kỳ loài ăn thịt đáng sợ nào dù là cá sấu hay trăn khổng lồ.

Rái cá có hàm răng sắc nhọn và móng vuốt dài, quan trọng nhất là chúng rất thông minh, biết quan sát và đánh vào điểm yếu của đối thủ. Mỗi cuộc đi săn của rái cá khổng lồ diễn ra rất nhanh và chính xác, thường chỉ diễn ra trong vòng mấy phút. Vì vậy, không quá lời khi nói rằng rái cá là kẻ thù tự nhiên của cá sấu.


Rái cá khổng lồ rất thông minh và biết cách tấn công vào điểm yếu của đối thủ. (Ảnh: Baidu)

Rái cá khổng lồ thường sống theo đàn từ 3 - 10 con. Chúng giao phối quanh năm, nhưng chủ yếu sinh sản vào mùa khô. Con cái mang thai từ 64 - 72 ngày và đẻ từ 1 - 6 con một lứa. Trong tháng đầu tiên, rái cá con chỉ sống ở trong hang dưới lòng đất và tất cả các thành viên trong đàn sẽ cùng nhau chăm sóc chúng.

Sau khi sinh từ 2-3 tuần, rái cá mẹ sẽ cho rái cá con xuống nước để học bơi. Sau 1 - 2 tháng, rái cá con có thể bơi thuần thục và đi săn cùng với cả đàn. Rái cá con sẽ ở cùng với cả đàn cho đến khi chúng đạt tuổi trưởng thành sinh dục lúc 2,5 tuổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"

Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 31/03/2025
Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News