Bên trong tàu thám hiểm nơi sâu nhất Trái Đất

Tàu ngầm đưa đạo diễn Titanic và Avatar đi thám hiểm điểm sâu nhất Trái Đất tiện nghi nhưng chật chội tới mức chân của ông phải gập cong còn tay thì rất khó để cử động.

James Cameron đã một mình thực hiện chuyến thám hiểm hơn 3 giờ đồng hồ ở độ sâu gần 11km - điểm sâu nhất Trái Đất - tại rãnh Mariana (Thái Bình Dương). Ông là người thứ 2 thực hiện cuộc thám hiểm tới khu vực này. Tuy vậy, chuyến thám hiểm ngắn hơn nhiều so với dự kiến ban đầu của nhà đạo diễn.

109cm, 11 tấn

Là phần nặng nhất và có ảnh hưởng đáng kể tới trọng lượng cũng như kích thước của tàu, khoang tàu của James Cameron có đường kính 109cm, nặng 11 tấn. Các kĩ sư đã thiết kế khoang tàu thành hình cầu bởi hình dạng này giúp nó vừa bền vừa nhẹ khi đi thám hiểm sâu dưới đáy biển.

Lớp thép làm thân tàu dày khoảng 6,4cm để chịu được áp lực ở sâu dưới đáy biển. Nó đã vượt qua 2 cuộc thử nghiệm tại Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) với mức áp suất 113.800.000N/m2.

22 chiếc đồng hồ đo biến dạng được gắn vào tàu trong cuộc thử nghiệm cho thấy thân tàu thậm chí có thể chịu được áp suất tới 140% mức đưa ra mà không hề bị bẻ cong.

Bên trong tàu thám hiểm nơi sâu nhất Trái Đất
James Cameron và con tàu đưa ông đi thám hiểm nơi sâu nhất Trái Đất.

Ghế ngồi của Cameron nằm trên một hệ thống pin khẩn cấp, bên tay phải là các bình hấp thụ carbon, giải phóng khí oxy, còn bên tay trái là bảng điều khiển với các nút bấm nhằm điều khiển mọi vấn đề của tàu, từ năng lượng tới liên lạc.

Một màn hình lớn được trước mặt ông, chiếu lại hình ảnh dưới đáy đại dương do camera Red Epic 5K góc rộng thu lại. Chiếc camera này được gắn ở cửa sổ hình nón tại đuôi của con tàu.

Gần như mọi thứ trong tàu, thậm chí là quần áo của của Cameron đều có khả năng chống cháy. Bất cứ khi nào pin hay dây điện bắt lửa, ông đều có thể nhanh chóng dập tắt nó.

Lấy mồ hôi làm nước uống

Tàu ngầm này được trang bị để James Cameron có đủ oxy, thức ăn, nước uống, hệ thống giữ ấm cơ thể và chịu được áp lực từ sâu dưới biển.

Các số liệu về áp lực, nhiệt độ, lượng oxy và các số liệu khác của tàu được tự động gửi về con tàu giám sát một cách định kì, giúp bác sĩ kiểm soát môi trường sống của Cameron.

Bên trong tàu thám hiểm nơi sâu nhất Trái Đất
Bên trong con tàu hiện đại của James Cameron.

Máy lọc được trang bị trong tàu sẽ hấp thụ carbon dư thừa trong không khí. Trong khi đó hơi nước do mồ hôi hay hô hấp của ông đọng trên thép sẽ chảy đến các phần thấp hơn của tàu và chứa trong 1 chiếc túi đặc biệt. Ông có thể uống nước này thông qua một ống hút được thiết kế nhằm lọc các chất gây ô nhiễm.

Tàu của James Cameron đã có sẵn một bộ quần áo chân không làm nóng bằng nhiệt, túi ngủ và các lớp áo khác giúp giữ ấm trong điều kiện nhiệt độ lạnh giá ở dưới đáy biển, đề phòng trường hợp phải ở dưới đó lâu hơn.

Thêm vào đó, nó còn được trang bị 2 bình nén khí oxy, đủ dùng trong 56 tiếng đồng hồ - gấp 7 lần so với thời gian dự kiến ban đầu của cuộc thám hiểm ở đáy đại dương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News