Bệnh nấm phổi là gì?

Nấm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi, hay gặp ở người suy g‌iảm miễn dịch, già yếu, mắc bệnh mạn tính lâu ngày. Tỉ lệ bệnh nấm phổi chỉ chiếm 0,02% các bệnh phổi, tuy nhiên khi bị nấm phổi không p‌hát hiện điều trị kịp thời khả năng t‌ử v‌ong có thể lên tới 50-70%.

Nấm phổi có tới 200.000 chủng nấm, nhưng chỉ một số ít gây bệnh cho người, nấm có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan, mỗi cơ quan có một chủng nấm đặc trưng. Ví dụ như nấm candida thường gây bệnh ở da và hốc tự nhiên, nấm aspergillus gây bệnh ở cơ quan hô hấp, nấm cryptococcose thường gây bệnh trên cơ sở có suy giảm miễn dịch mắc phải... Những vi nấm có hại cho sức khỏe con người có thể biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau và được tập hợp trong một nhóm gọi là nhóm nấm phổi.


Nấm nhân lên bằng bào tử hoặc sinh sản vô tính.

Hình thái của nấm: là những vi sinh vật có nhân, thường có dạng sợi, thành của tế bào có cấu tạo thành phần là glucid, phủ bởi vỏ kitin, hoặc bằng xenlulo. Nấm nhân lên bằng bào tử hoặc sinh sản vô tính. Nấm không có rễ nên chúng bắt buộc phải sống hoại sinh hay ký sinh.

Thân của nấm là thân giả, những sợi nấm có những nhánh chia ra, nó có thể luồn hoặc phủ trên bề mặt của các khối chất dinh dưỡng hoặc thâm nhập vào sâu trong tổ chức của cơ quan ở vật chủ ký sinh. Đường kính của sợi nấm thường từ 3-5m, có khi đến 10m, thậm chí đến 1mm. Chiều dài sợi nấm có thể tới vài chục cm. Một tập hợp nhiều sợi nấm có hình dạng nhất định gọi là khuẩn lạc nấm .

Tế bào nấm không có chất diệp lục vì vậy nấm phải sống ký sinh. Nhân tế bào có hình cầu hay bầu dục với màng đôi phospholipid và protein, dày 0,02m, bên trong màng nhân chứa ARN và AND.

Đa số các loài nấm sinh trưởng không cần ánh sáng. Nấm có thể sống và phát triển ở nhiệt độ từ 2-5oC và nhiệt độ tối đa mà chúng có thể chịu đựng được là 35oC đến 40oC. Một số loài nấm có thể phát triển tốt ở môi trường axit.

Loài nấm Aspergillus flavus lại ưa sống trong điều kiện khô. Nhiệt độ tối ưu để phát triển là 37oC, nhưng nấm phát triển nhanh ở khoảng giữa nhiệt độ là 25-42oC.

Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi là do các loại nấm: Candida, Aspergillus, Cryptococcus. Trong đó, hay gặp nhất là các loại Aspergillus như A. fumigatus, A. flavus, A. niger… Hầu hết bệnh nhân thường đến khám vì ho ra m‌áu kéo dài không rõ lý do, sốt kéo dài kèm đ‌au ngực, ho khạc đàm kéo dài kèm khó thở như hen. Cùng với đó là các trường hợp chẩn đoán viêm phổi điều trị kháng sinh kéo dài không khỏi.

Các triệu chứng của nấm phổi t‌ùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Các triệu chứng ban đầu như sốt kéo dài, mệt mỏi, sụt cân; ho ra m‌áu, ho khạc đàm có nút nhầy. Khám phổi triệu chứng thường nghèo nàn, có thể nghe ran rít, ran ngáy. Trong trường hợp diễn tiến cấp, bệnh nhân có thể khó thở nhanh, ho khan, đ‌au ngực, sốt cao.

Bệnh nấm phổi nếu kéo dài không được điều trị thì các bào t‌ử nấm sẽ lan tràn và gây bệnh cơ quan khác như nấm não - màng não, tổn thương da, viêm cơ, viêm nội nhãn… thậm chí là nhiễm nấm huyết. Bệnh nhân sẽ c‌hết do nhiễm trùng nhiễm đ‌ộc, suy kiệt hoặc biến chứng nặng nề như ho ra m‌áu ồ ạt.

Theo các chuyên gia y tế, để để phòng bệnh nấm phổi, cần thường xuyên rèn luyện thân thể, ăn nhiều hoa quả tươi, nâng cao sức đề kháng. Tránh để nấm mốc trong nhà, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, đủ á‌nh nắng, thông gió tránh ẩm ướt.

Những đoạn tường có nấm mốc cần phải cạo đi và phủ bằng sơn chống bám. Không để thực phẩm rơi vãi trong nhà là điều kiện cho nấm sinh sôi p‌hát triển. Khi vệ sinh nhà cửa cần mang khẩu trang để tránh hít phải bụi nấm.

Nấm phổi có lây không?

Nấm lây nhiễm chủ yếu qua con đường không khí. Người hít phải những bào tử nấm nhỏ bay lơ lửng trong không khí, vào phổi, nếu có điều kiện thuận lợi (vật chủ bị suy giảm miễn dịch) sẽ phát triển và gây bệnh.

Biểu hiện của nhiễm nấm phổi thường không điển hình và dễ nhầm lẫn với các viêm nhiễm khác ở phổi như viêm phổi do vi khuẩn, lao phổi...

Khởi đầu bệnh nhân thấy mệt mỏi, ăn uống kém, ho nhiều, sốt nhẹ, tức ngực. Nặng hơn có thể có ho khạc đờm lẫn máu, đau ngực, khó thở. Ho ra máu là một triệu chứng rất hay gặp kể cả ho ra máu kiểu "sét đánh" và triệu chứng này cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân vào viện khám cũng như hay gây nhầm lẫn với ho ra máu do lao phổi. Chụp Xquang phổi chỉ cho hình ảnh như những viêm nhiễm thông thường mà ít đặc hiệu cho nhiễm nấm phổi.

Trong một số trường hợp, phim Xquang phổi cho hình ảnh gợi ý một "u nấm" với hình vỏ dày trong có "nhân" tròn và khi đó, chẩn đoán sẽ được khẳng định thêm bằng phim chụp cắt lớp vi tính ngực.

Chẩn đoán chỉ được đặt ra khi điều trị viêm phổi bằng những kháng sinh thông thường, thậm chí kháng sinh phổ rộng mà tiến triển không đáng kể. Lấy đờm soi tìm có thể thấy những sợi nấm và trong một số trường hợp, những vi sợi nấm chỉ được phát hiện dưới kính hiển vi điện tử. Luôn nghi ngờ một nhiễm nấm phổi nếu có biểu hiện viêm phổi ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như đã mô tả ở trên.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất