Bí ẩn đàn sinh vật triệu con bò lúc nhúc khiến các đoàn tàu Nhật Bản phải ngừng chạy sau mỗi 8 năm

Chúng là những sinh vật có cả trăm cái chân, tụ tập với số lượng nhiều đến điên rồ. Nhưng việc gây tò mò nhất là chẳng ai biết tại sao chúng phải mất 8 năm để xuất hiện, rồi lại biến mất.

8 năm/lần vào mùa thu, các đường tàu chạy qua vùng núi tại Nhật Bản lại buộc phải ngưng hoạt động. Nguyên do là vì cứ vào thời điểm này, các đường tàu lại bị xâm chiếm bởi một binh đoàn những sinh vật trăm chân. Đó là cuốn chiếu!

Những sinh vật nhỏ bé chỉ dài khoảng 3cm tụ lại với số lượng lên tới cả triệu con, ngập tràn khắp các đường ray và buộc tàu phải dừng lại. Người ta thậm chí còn gọi chúng bằng cái tên khá đặc biệt: những con "cuốn chiếu tàu lửa".

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không rõ điều gì đã khiến đàn cuốn chiếu này xuất hiện. Dẫu vậy, một nghiên cứu mới đây cuối cùng đã xác nhận được rằng có một loài cuốn chiếu (Parafontaria laminata armigera) thực sự tồn tại và xuất hiện theo chu kỳ 8 năm - một con số khá hiếm gặp.

Đây là một kết luận khá ấn tượng đối với giới sinh vật học. Bởi lẽ từ trước đến nay, chỉ có loài ve sầu mới được xác nhận có vòng đời dài như vậy trong giới côn trùng mà thôi.

"Loài cuốn chiếu này cần đến 7 năm để phát triển từ trứng đến thể trưởng thành, và thêm 1 năm nữa để hoàn thiện" - trích trong báo cáo nghiên cứu.

"Chu kỳ 8 năm của P. l. a được xác nhận bằng cách theo dõi vòng đời từ trứng đến tuổi trưởng thành của chúng tại 2 địa điểm khác nhau".

Bí ẩn đàn sinh vật triệu con bò lúc nhúc khiến các đoàn tàu Nhật Bản phải ngừng chạy sau mỗi 8 năm
Đàn cuốn chiếu triệu con tại Nhật Bản.

Keiko Niijima, nhà sinh thái học và là tác giả của nghiên cứu lần đầu quan sát loài vật này từ năm 1972, với 2 địa điểm chính là núi Yatsu và núi Yanagisawa được khảo sát từ 1 - 5 lần mỗi năm, cho đến năm 2016. Công việc quan sát cũng rất khó khăn, vì đòi hỏi sự tỉ mỉ và mất công sức rất nhiều.

"Lớp đất dày khoảng 5cm được đào lên, sau đó trải một lớp polyethylene. Những con cuốn chiếu bò vào được thu thập bằng kẹp hoặc máy hút" - các chuyên gia giải thích. "Rồi lại lặp lại như thế ở độ sâu 5 - 10, 10 - 15, 15 - 20cm nữa".

Dựa trên các mẫu cuốn chiếu thu được, họ nhận ra chúng có khoảng 7 giai đoạn phát triển. Toàn bộ đều diễn ra ở trong lòng đất, tạm ngưng vào mùa đông, rồi lột xác khi hè đến. "Chúng trưởng thành vào lần lột xác thứ 8, cũng là 8 năm kể từ khi ở dạng trứng".

Bí ẩn đàn sinh vật triệu con bò lúc nhúc khiến các đoàn tàu Nhật Bản phải ngừng chạy sau mỗi 8 năm
8 giai đoạn phát triển của cuốn chiếu.

Khi trưởng thành, lũ cuốn chiếu bắt đầu tràn lên mặt đất (thời điểm khoảng tháng 9 - 10), đôi khi di chuyển khoảng 50m trước khi bước vào giai đoạn ngủ đông, rồi lại xuất hiện vào cuối mùa xuân. Đến tháng 8, cuốn chiếu cái bắt đầu đẻ trứng (mỗi con khoảng 400 - 1000 trứng), rồi toàn bộ con trưởng thành sẽ chết. Chu kỳ 8 năm lại khởi động.

Giống như ve sầu, chu kỳ 8 năm của cuốn chiếu có vẻ không đồng bộ - nghĩa là khác biệt theo từng địa điểm. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng có khoảng 7 đợt cuốn chiếu như vậy ở các vùng núi miền Trung Nhật Bản, hoàn thành vòng đời ở các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, loài vật này không di chuyển nhiều, nghĩa là sẽ có những tuyến tàu cố định buộc phải ngưng hoạt động theo chu kỳ từ 8 - 16 năm.

Nghiên cứu được công bố tên tạp chí Royal Society Open Science.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài dơi mới ở châu Phi với màu sắc kì lạ

Phát hiện loài dơi mới ở châu Phi với màu sắc kì lạ

Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện ra một loài dơi mới ở châu Phi có màu sắc nổi bật với sự pha trộn nổi bật giữa màu cam rực lửa và màu đen.

Đăng ngày: 16/01/2021
Biến đổi khí hậu dẫn tới hành động tàn bạo của loài báo đốm

Biến đổi khí hậu dẫn tới hành động tàn bạo của loài báo đốm

Camera tại một hồ nước trong Khu dự trữ sinh quyển Maya của Guatemala ghi lại một số cảnh quay cực hiếm về bữa ăn bất thường của báo đốm - một con mèo gấm.

Đăng ngày: 16/01/2021
Loài tắc kè sa mạc kì lạ có khả năng phát sáng dưới ánh trăng

Loài tắc kè sa mạc kì lạ có khả năng phát sáng dưới ánh trăng

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra loài tắc kè sa mạc đến từ Namibia có những mảng sáng rực rỡ trong bóng tối, ánh lên màu xanh lá cây neon dưới ánh sáng của Mặt trăng.

Đăng ngày: 15/01/2021
Khỉ ở Indonesia thích cướp đồ đắt tiền

Khỉ ở Indonesia thích cướp đồ đắt tiền

Theo tiến sĩ Leca, kỹ năng này được loài khỉ ở Indonesia học tập và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đăng ngày: 15/01/2021
Con quạ nổi tiếng ở London đột ngột mất tích

Con quạ nổi tiếng ở London đột ngột mất tích

Merlina, " nữ hoàng" của những con quạ ở Tháp London, đột ngột biến mất và có thể đã chết. Theo truyền thuyết, cần có ít nhất 6 con quạ ở đây để Vương quốc Anh không sụp đổ.

Đăng ngày: 15/01/2021
Australia quyết tiêu hủy chú chim bồ câu bay xuyên Thái Bình Dương

Australia quyết tiêu hủy chú chim bồ câu bay xuyên Thái Bình Dương

Một con chim bồ câu di chuyển gần nửa vòng Trái Đất từ Mỹ sang Australia đang phải đối mặt với án tử từ cơ quan kiểm dịch nước này vì lo ngại nó mang theo mầm bệnh từ Mỹ.

Đăng ngày: 14/01/2021
Bí ẩn về loài chim cánh cụt sống trong rừng, tắm 3 tiếng mỗi ngày

Bí ẩn về loài chim cánh cụt sống trong rừng, tắm 3 tiếng mỗi ngày

Loài chim cánh cụt Snares chọn một môi trường sống khiến nhiều người ngạc nhiên.

Đăng ngày: 14/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News