Loài cá từ sông Amazon đang gây họa lớn ở Đài Loan

Loài cá dọn bể có nguồn gốc từ Amazon là sinh vật xâm lấn nguy hiểm, hấp thụ các loại tảo, rêu, trứng cá, đe dọa hệ sinh thái địa phương ở Đài Loan, theo các chuyên gia.

Một loạt những con cá dọn bể Amazon đã xâm chiếm một hồ nước ở khu công viên du lịch Bihu ở quận Neihu, thành phố Đài Bắc, gây ảnh hưởng lớn đến các loài cá bản địa, theo China Times.

Loài cá từ sông Amazon đang gây họa lớn ở Đài Loan
Loài cá dọn bể Amazon tàn phá môi trường tự nhiên ở Đài Loan.

Chuyên gia sinh thái Chang Chia-hung nói loài cá dọn bể Amazon sử dụng miệng hút như chân không để ăn tảo, rêu và trứng cá từ đáy hồ. Chúng có thể hấp thụ tới 3.000 quả trứng mỗi ngày.

Những sinh vật xâm lấn này đe dọa nghiêm trọng đến sự sinh sôi của các loài cá bản địa, tàn phá hệ sinh thái trong hồ.

Ủy viên Hội đồng thành phố Đài Bắc, Lee Chien-chang và Hiệp hội Bảo tồn Cá bản địa Đài Loan đã giăng lưới bắt cá dọn bể Amazon và đặt thêm bẫy, với nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái địa phương. Chiến dịch diễn ra gần đây kết thúc với kết quả bắt được 80 con cá không phải là sinh vật bản địa.

Loài cá từ sông Amazon đang gây họa lớn ở Đài Loan
Cá dọn bể có nguồn gốc từ Amazon.

Ông Lee nói phải có phương pháp đối phó có hệ thống mới ngăn được thiệt hại do các loài xâm lấn gây ra. Những con cá dọn bể Amazon có thể sinh sản sau một năm, phát triển chiều dài tới 50-60cm.

Vài năm trước, khi khu vực Donghu lân cận bị ngập lụt, cá dọn bể Amazon xuất hiện ở khắp nơi, khiến hệ sinh thái địa phương bị đe dọa. Vùng lưu vực sông Keelung và sông Tamsui cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Loài cá dọn bể ngày nay có thể dễ dàng tìm thấy trên các con sông ở Đài Loan, đặc biệt là vùng trung và phía nam. Mùa sinh sản của chúng là từ tháng 5 đến tháng 8, trùng với nhiều loài sinh vật khác.

Chúng có khả năng rải hàng ngàn quả trứng, đe dọa đến hệ sinh thái địa phương, ông Chang cho biết.

Theo các chuyên gia, hoạt động săn bắt các loài sinh vật xâm lấn như cá dọn bể Amazon cần được nhân rộng và duy trì dài hạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim chết hàng loạt nghi do bắn pháo hoa

Chim chết hàng loạt nghi do bắn pháo hoa

Các tổ chức hoạt động vì quyền động vật ví cái chết của hàng trăm con chim ở Rome vào đêm giao thừa giống như một " vụ thảm sát".

Đăng ngày: 03/01/2021
Chó, mèo, trâu, bò... có nhiều nhóm máu như con người không?

Chó, mèo, trâu, bò... có nhiều nhóm máu như con người không?

Hệ thống nhóm máu trên cơ thể người được phân loại thành 4 nhóm lớn là A, B, AB và O dựa trên đặc điểm kháng nguyên của máu.

Đăng ngày: 02/01/2021
Sên biển lớn nhất thế giới có ngoại hình giống sinh vật từ hành tinh khác

Sên biển lớn nhất thế giới có ngoại hình giống sinh vật từ hành tinh khác

Với chiều dài lên tới 99 cm và nặng tới 14 kg, Aplysia vaccaria, còn được gọi là thỏ biển đen hoặc thỏ biển đen California, là loài sên biển lớn nhất thế giới có thể khiến nhiều người rùng mình.

Đăng ngày: 01/01/2021
Cá hồi đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi chất độc có trong lốp xe

Cá hồi đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi chất độc có trong lốp xe

Vào mùa mưa, nước mưa cuốn theo những mảnh vỡ của lốp ô tô cũ vào các khe suối gần đó.

Đăng ngày: 01/01/2021
Dã tràng

Dã tràng "xe cát" như thế nào?

Dã tràng dùng phần miệng tiến hóa đặc biệt để lọc thức ăn trong cát và vê cát đã dùng thành vô số viên trò nhỏ trên bãi biển.

Đăng ngày: 31/12/2020
Căn bệnh bí ẩn khiến cá heo lở loét toàn thân

Căn bệnh bí ẩn khiến cá heo lở loét toàn thân

Các nhà khoa học tới từ Trung tâm Động vật có vú biển ở Sausalito (Mỹ) cho biết căn bệnh bí ẩn về da mà loài cá heo nhiều vùng biển mắc phải là do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 31/12/2020
Rắn hổ lục Gaboon - Loài rắn độc nặng nhất ở châu Phi

Rắn hổ lục Gaboon - Loài rắn độc nặng nhất ở châu Phi

Không chỉ giữ kỷ lục về cân nặng, rắn hổ lục Gaboon còn có răng nanh dài nhất với liều lượng nọc độc trong mỗi nhát cắn cao nhất thế giới.

Đăng ngày: 31/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News