Bệnh viện Việt Đức chuẩn bị lần đầu ghép phổi từ người cho chết não

Dự kiến tháng 9 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (Hà Nội) thực hiện ca ghép phổi cho người lớn đầu tiên từ người hiến chết não.

Do tính chất khó khăn của ca phẫu thuật ghép này, các bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tính đến 3 phương án thực hiện. Một là mời chuyên gia nước ngoài tham gia kíp mổ, tuy nhiên ca ghép chủ yếu vẫn do các bác sĩ Việt Nam đảm trách. Phương án hai là có thể không mời chuyên gia nước ngoài, các bác sĩ Việt Nam tự tiến hành ca mổ. Phương án ba là bệnh viện mời một êkíp chuyên gia nước ngoài đến hỗ trợ ca mổ ghép.

Theo giáo sư Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm điều phối tạng quốc gia, ca ghép phổi sẽ gặp nhiều khó khăn. Thuyết phục người bệnh ghép phổi không phải dễ, trong khi đó phổi là bộ phận ghép tạng dễ gặp nhiễm trùng nhất, hồi sức sau ghép cũng vô cùng thách thức.

Bệnh viện Việt Đức chuẩn bị lần đầu ghép phổi từ người cho chết não
Ca ghép phổi lần đầu tiên cho bệnh nhi kéo dài 11 giờ. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

"Dù vậy, bệnh viện đã chuẩn bị kỹ càng cho ca ghép từ nguồn ghép, người nhận, phẫu thuật viên, các trang thiết bị, máy móc hiện đại, bàn mổ… Mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, công tác chăm sóc sau ghép cũng đã lên kế hoạch", giáo sư Sơn cho biết.

Hồi tháng 2, Việt Nam lần đầu thực hiện thành công ca ghép phổi cho một bệnh nhi từ người cho còn sống. Ca mổ do các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện.

Cũng theo giáo sư Sơn, đội ngũ chuyên gia ghép tạng quốc gia đã sẵn sàng cho những lĩnh vực ghép mới như ghép tứ chi, ghép mặt, ghép ruột và ghép tử cung. Với ghép tứ chi, về mặt kỹ thuật các chuyên gia không quan ngại vì thực tế việc ghép chi tự thân cho những người không may bị đứt cũng đã được thực hiện rất nhiều và rất thành công.

Trên thế giới, một số nước đã tiến hành ca ghép tử cung, có ca thành công song cũng có những ca thất bại. Có những bà mẹ đã sinh con thành công từ tử cung được ghép. Thụy Điển thực hiện thành công 9 ca ghép tử cung, trong khi tại Mỹ chỉ một.

Đến ngày 31/5, số ca ghép tạng tại Việt Nam đã hơn 2.400 ca. Trong đó, Việt Nam thực hiện thành công hơn 2.300 ca ghép thận, 77 ca ghép gan, 18 ca ghép tim, một ca ghép thận - tụy, một ca ghép phổi từ người cho sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Thất tình... sẽ được các nhà khoa học chữa khỏi

Thất tình... sẽ được các nhà khoa học chữa khỏi

Các bài kiểm tra trên máy tính có thể “huấn luyện” bộ não của những người đang phải chịu đựng một tình yêu không được đáp lại.

Đăng ngày: 20/06/2017
Các mẹo kiểm tra sức khỏe cực đơn giản

Các mẹo kiểm tra sức khỏe cực đơn giản

Chỉ với những cách đơn giản dưới đây, bạn có thể biết mình đang có vấn đề gì về sức khỏe hay không?

Đăng ngày: 20/06/2017
Những tác dụng không ngờ của nước mía

Những tác dụng không ngờ của nước mía

Nước mía không chỉ có hương vị ngon mà còn cung cấp năng lượng cho cơ thể và ngăn ngừa một số bệnh. Đây là nguồn cung cấp dồi dào chất khoáng thiết yếu và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Đăng ngày: 20/06/2017
Phát triển chất miễn dịch mới chống ung thư từ cây địa hoàng

Phát triển chất miễn dịch mới chống ung thư từ cây địa hoàng

Nhóm các nhà nghiên cứu y học Hàn Quốc đã phát triển một chất miễn dịch mới chống ung thư được chiết xuất từ một loại cây, mở ra cơ hội điều trị mới cho các bệnh nhân ung thư.

Đăng ngày: 20/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News