Bí ẩn các di tích bằng đá nghìn năm tuổi ở Ả Rập Saudi
Ở phía bắc bán đảo Ả Rập, giáp với sa mạc Nefud, các nhà khảo cổ học gần đây đã lập danh mục các di tích đá khổng lồ có niên đại 7.000 năm có hình dạng giống hình chữ nhật.
Đặc biệt cấu trúc được đặt tên “Mustatil” vẫn là một bí ẩn với giới nghiên cứu khảo cổ.
Mustatil là một trong những dạng cấu trúc đá quy mô lớn sớm nhất, có trước Kim tự tháp Giza hàng nghìn năm. Hàng trăm cấu trúc này đã được xác định và các nhà khảo cổ học tin rằng chúng có liên quan bằng cách nào đó đến việc đánh dấu lãnh thổ khi khu vực từng tươi tốt nhường chỗ cho sa mạc khô cằn.
Cấu trúc Mustatil được ghi lại lần đầu tiên vào năm 2017.
Khám phá về cấu trúc Mustatil được ghi lại lần đầu tiên vào năm 2017 thông qua chụp ảnh vệ tinh, cho thấy quy mô và số lượng của những cấu trúc bí ẩn này trong cánh đồng dung nham sa mạc Harrat Khaybar ở Ả Rập Saudi.
Được xác định như một “cánh cổng” vì hình dáng nhìn từ trên không, chúng được mô tả có hai đường ngắn, dày với đá chồng chất, gần như song song, tiếp tục được liên kết bởi hai hoặc nhiều bức tường dài và mỏng hơn nhiều.
Cho đến mới đây, một nhóm các nhà khảo cổ học do Huw Groucutt thuộc Viện Sinh thái Hóa học Max Planck ở Đức dẫn đầu đã nghiên cứu các hình ảnh vệ tinh về phía rìa phía nam của sa mạc Nefud, họ đã xác định được 104 cấu trúc Mustatil mới.
Giống như cấu trúc Mustatil ở Harrat Khaybar, cấu trúc Mustatil ở sa mạc Nefud bao gồm hai nền tảng ngắn, dày, được liên kết bằng các bức tường thấp có chiều dài lớn hơn nhiều, lên đến hơn 600m nhưng không cao quá nửa mét.
Các phương pháp xây dựng tương tự có thể được nhìn thấy trong một số công trình xây dựng như đá thẳng đứng được đặt thẳng đứng vào mặt đất để tạo thành hình dạng cơ bản của bức tường và đá chất thành đống để lấp đầy khoảng trống giữa chúng.
Thực tế đó là một thời điểm thú vị trong lịch sử của khu vực. Nó rơi vào Thời kỳ Ẩm ướt Châu Phi, thời kỳ khí hậu ở châu Phi trong các kỷ nguyên địa chất cuối Pleistocen và Holocen bắt đầu vào khoảng 14.600 đến 14.500 năm trước và kết thúc khoảng 6.000 đến 5.000 năm trước. Trong thời gian này, sa mạc Sahara và bán đảo Ả Rập có lượng mưa dồi dào hơn nhiều so với ngày nay, và xanh tươi tốt hơn nhiều.
Nhưng thời kỳ này không kéo dài lâu trên bán đảo Ả Rập. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các đồng cỏ đạt đến đỉnh điểm mở rộng vào khoảng 8.000 năm trước, sau đó khu vực này khô đi rất nhanh, nhường chỗ cho một cảnh quan giống như chúng ta thấy ngày nay.
Các bức tường dài của các cấu trúc không có lỗ hở.
Không dễ để đánh giá các cấu trúc Mustatil được sử dụng để làm gì, và tại sao lại có nhiều như vậy. Nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng sự cạnh tranh gia tăng về tài nguyên và lãnh thổ sau quá trình khô cằn có thể đóng một vai trò nào đó.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng các bức tường dài của các cấu trúc không có lỗ hở, và có một sự khan hiếm kỳ lạ của các đồ tạo tác khảo cổ, chẳng hạn như các công cụ bằng đá ở trong và xung quanh chúng.
Kết quả tìm kiếm của các nhà nghiên cứu là các tập hợp xương động vật, bao gồm cả xương động vật hoang dã và gia súc hoặc xương rồng. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa rõ liệu đó là xương động vật hoang dã hay đã được thuần hóa.
“Cách giải thích của chúng tôi về Mustatil chính là các địa điểm nghi lễ, nơi các nhóm người gặp nhau để thực hiện một số loại hoạt động xã hội hiện chưa được biết đến. Có lẽ chúng là những nơi hiến tế động vật, hoặc những bữa tiệc tùng.
Việc thiếu các chức năng tiện dụng rõ ràng với các cấu trúc Mustatil gợi ý một cách giải thích về mặt nghi lễ. Trên thực tế, các loại cấu trúc Mustatil dường như đại diện cho một trong những ví dụ sớm nhất được biết đến ở bất cứ đâu về các hành vi nghi lễ quy mô lớn được mã hóa trong thực hành xây dựng và sử dụng tượng đài. Những phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng Mustatil, đặc biệt là nền tảng của chúng, là những kho lưu trữ quan trọng về thời tiền sử của người Ả Rập. Việc điều tra và khai quật trong tương lai có thể sẽ rất bổ ích, giúp hiểu rõ hơn về những phát triển xã hội và văn hóa”, Groucutt cho biết.